Quan Đại tướng ở trên gác, người gác cổng ở dưới nhà hầm. Hai gia đình sống rất xa cách nhau, trước hết là tầng dưới nhà ngăn biệt họ, sau nữa là do sự khác nhau về đẳng cấp. Nhưng họ cùng sống dưới một mái, cả hai tầng nhà cùng trông ra một phố và nhìn ra một sân.
Trong sân có một bãi cỏ, ở giữa có một cây dạ hợp ra hoa vì lúc ấy đang mùa dạ hợp nở. Thỉnh thoảng chị vú em ăn vận đỏm dáng quá mức đến bên gốc cây, tay ẵm đứa con gái quan Đại tướng, cô bé Êmily, ăn vận còn đỏm dáng gấp mấy lần chị vú kia. Trước mặt cô, cậu con trai người gác cổng, chân đất, đang nhảy múa. Chú có đôi mắt to, đen và bộ tóc hung hung đỏ. Cô bé mỉm cười và giơ đôi bàn tay xinh xinh về phía chú. Khi quan Đại tướng đứng trên cửa sổ nhìn thấy cảnh tượng ấy ngài gật đầu mà rằng: “Thật là tuyệt!”
Đại tướng phu nhân, trẻ đến nỗi người ta có thể tưởng lầm là con gái của đức ông chồng, không bao giờ thèm nhìn qua cửa sổ xuống sân. Bà đã ra lệnh rằng thằng cu, con cái nhà ở dưới hầm, rất có thể được chơi đùa trước mặt cô chiêu để mua vui cho cô, nhưng không được động vào cô bé. Chị vú em rất trung thành với mệnh lệnh của bà chủ. Nắng soi vào nhà những người ở dưới hầm, cũng soi vào nhà những kẻ ở trên gác. Hoa dạ hợp theo từng mùa nở rồi lại rụng. Năm sau cũng lại thế. Chú bé con người gác cổng bụ bẫm, cái đầu đáng yêu với đôi má hồng giống như một bông hoa huệ to đang nở. Cô con gái quan Đại tướng thì thanh tao và xinh xắn, da trắng hồng như hoa dạ hợp. Cô rất ít khi đến dưới gốc cây. Cô thường đi xe ngựa ra ngoài hóng mát với mẹ. Khi đi và khi về bao giờ cô cũng gật đầu với con trai người gác cổng tên là Gioóc: Ừ, mà cô lại còn lấy tay ra hiệu gửi cho chú những cái hôn, cho đến khi mẹ cô bảo rằng bây giờ lớn rồi, làm như thế không còn hợp nữa.
Một buổi sáng, Gioóc phải mang cho quan Đại tướng báo chí, thư từ gửi đến nhà từ lúc sớm. Khi leo lên cầu thang, đi ngang qua trước cái ngăn chứa cát chú nghe thấy bên trong phát ra tiếng chiêm chiếp. Chú tưởng đấy là tiếng kêu của một con gà bị lạc vào đấy. Nhưng hoá ra là con gái quan Đại tướng, cô Êmily mặc toàn hàng sa mỏng và đăng ten.
Cô thì thầm: - Đừng nói gì với ba má nhé, không thì ba má lại giận đấy!
Gioóc hỏi: - Nhưng cái gì thế mới được chứ?
Cô trả lời: - Cháy cả rồi, bốc lửa tất cả rồi!
Gioóc nhảy phắt lên thang và vào nhà quan Đại tướng. Chú mở cửa buồng cô bé. Những bức rèm đã gần thành tro, còn những cây suốt bằng sắt thì đỏ rực. Gioóc trèo lên một cái ghế, giật tất cả những thứ đang cháy và kêu cứu. Không có chú thì cả căn nhà đã làm mồi cho thần lửa.
Quan Đại tướng và phu nhân đem cô bé Êmily ra tra hỏi ngọn ngành. Cô nói:
- Con đã đánh một cái diêm, có mỗi một cái thôi. Nó bùng lên và cái rèm cửa cũng bùng lên nốt. Con nhổ nước bọt, cố hết sức nhổ để dập tắt. Khi hết nước bọt, con chạy đi trốn, sợ ba má giận.
Đại tướng phu nhân nói:
- Nhổ! Con nói cái gì thế? Có bao giờ con thấy ba má nói tiếng ấy không? Chắc con lại học được của cái bọn dưới nhà hẳn?
Dẫu sao Gioóc cũng được một hào tiền thưởng công. Chú không đi mua bánh ngọt mà bỏ vào ống tiền để dành. Chẳng bao lâu sau chú đã có đủ tiền mua một hộp bút chì màu để tô tranh vẽ của chú cho rực rỡ, vì Gioóc hay vẽ lắm. Nom những ngón tay nhỏ nhắn của chú sai khiến cái bút chì thì thật là tuyệt khéo. Chú đem tặng những bức tranh màu đầu tiên cho Êmily. Quan Đại tướng khen: “Thật là tuyệt!” Ngay Đại tướng phu nhân cũng phải đồng ý là mọi người đều nhận ra rất rõ những cái mà chú bé muốn diễn tả. “Thằng bé có thiên tài đấy!” Đó là những lời mà bà gác cổng nghe thấy và chạy xuống hầm kể lại.
Quan Đại tướng và phu nhân đều là những người quyền quý. Các ngài đã cho sơn lại hai bên xe ngựa mỗi bên một tấm gia huy của riêng mình. Phu nhân còn cho thêu lên từng chiếc áo quần hai hình chiếc gia huy đó, một chiếc vào mặt phải, một chiếc vào mặt trái, thêu vào những túi đựng đồ đi du lịch và cả những chiếc mũ trùm đầu đi ngủ. Gia huy nhà phu nhân là do cụ thân sinh mua rất đắt, mất vô khối là tiền mặt, trả bằng đồng Đơniê đếm mỏi cả tay. Khi mới sinh ra cả cụ thân sinh lẫn phu nhân đều chẳng phải là dòng dõi quyền quý, phu nhân đã ra đời trước tấm gia huy bảy năm. Hầu hết mọi người đều nhớ việc ấy, nhưng phu nhân thì không mảy may nhớ đến.
Gia huy của quan Đại tướng thì cổ kính và rắc rối. Đeo cái loại gia huy ấy phải đứng ưỡn người ra, xương kêu răng rắc. Không biết có thêm những chiếc khác nữa thì làm thế nào? Bởi thế cho nên người ta nghe thấy xương Đại tướng phu nhân kêu lên răng rắc mỗi khi bà thẳng đừ trong bộ áo diện nhất, leo lên xe để vào triều dự hội khiêu vũ
Quan Đại tướng đã già, tóc đã bạc. Nhưng khi cưỡi ngựa thì trông ngài cũng còn ra vẻ lắm. Ngài biết thế lắm nên ngày nào ngài cũng đi ngựa. Một chú lính hầu đi theo cách ngài một quãng rõ đúng kiểu cách. Khi ngài tiến vào phòng khách, người ta tưởng ngài vẫn còn chót vót trên lưng con ngựa cao lớn của ngài. Còn mề đay thì ngài có nhiều vô kể, chằng chịt nặng trĩu cả người. Nhưng cái đó thực ra không phải lỗi tại ngài. Ngài vào quân đội từ ngày còn trẻ măng. Ngài vẫn thường dự những buổi hành quân tập trận nhỏ mà quân đội vẫn tiến hành vào mùa thu trong thời bình. Về vấn đề ấy ngài thường kể một giai thoại, và ngài cũng chỉ biết có một chuyện ấy thôi.
Một hôm, một hạ sĩ quan dưới quyền ngài cắt đứt đường rút lui của một ông hoàng và bắt được Đức ông cùng với cả đoàn tuỳ tùng làm tù binh. Ông hoàng và đoàn theo hầu, với tư cách là tù binh, phải đi ngang qua thành phố, theo sau vị tướng thắng trận. Đó là một sự kiện đáng ghi nhớ mà quan Đại tướng năm nào cũng kể đi kể lại. Ngài kể lại một cách trung thành những lời mà ngài đã nói khi trao trả lại cho ông hoàng thanh kiếm: “Chỉ có một hạ sĩ quan mới bắt được Đức ngài làm tù binh. Tôi thì chẳng bao giờ có thể làm thế được.” Ông hoàng đã trả lời ngài: “Ông thật là người có một không hai.”
Quan Đại tướng chưa hề ra trận bao giờ. Có lần nổ ra chiến tranh thì ngài lại được cử làm sứ thần sang ba triều đình. Ngài nói tiếng Pháp rất thạo, đến nỗi gần quên cả tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa ngài khiêu vũ tuyệt thạo. Bởi thế cho nên mề đay mọc trên ngực ngài như cỏ dại mọc trên đồng. Lính gác bồng súng chào ngài. Một trong những cô gái trẻ đẹp nhất Đan Mạch cũng kính phục ngài và trở thành Đại tướng phu nhân. Họ sinh được một cô gái tuyệt mỹ. Cô bé xinh đẹp đến nỗi người ta bảo là con giời cho. Đó là cô Êmily của chúng ta. Thoạt đầu con trai bác gác cổng nhảy múa ngoài sân trước mặt cô để mua vui cho cô, rồi về sau lại cho cô những tấm tranh tự tay chú vẽ và tô màu. Cô bé Êmily xem tranh, lấy làm vui thích tợn, nhưng rồi xé luôn. Thế nhưng cô vẫn ngoan làm sao!
Đại tướng phu nhân bảo:
- Cánh hồng của ta ơi, con sinh ra là để sánh vai với một ông hoàng.
Ông hoàng chẳng phải ở đâu xa, ở ngay trước cửa ấy. Nhưng chẳng ai biết tý gì cả. Người ta chẳng bao giờ nhìn xa quá ngưỡng cửa. Một hôm bác gác cổng gái nói với chồng rằng:
- Hôm kia con giai chúng mình đã chia nhau với tiểu thư cái bánh ngọt của nó, bánh chẳng có nhân thịt mà cũng chẳng có pho mát. Nhưng cô bé thì lại cho là rất ngon, cứ như ba tê ấy. Nếu Đại tướng hoặc phu nhân mà trông thấy bữa ăn của trẻ em ấy thì lại lắm chuyện. Nhưng các ngài chẳng biết tí gì cả.
Gioóc đã chia sẻ tấm bánh của mình cho cô bé Êmily. Chú cũng sẵn lòng chia sẻ trái tim cho cô nếu điều đó làm cho cô vui thích. Chú là đứa trẻ rất tốt, thông minh, lanh lợi. Chú thường theo học lớp vẽ buổi tối. Cô bé Êmily cũng đi học, cô nói tiếng Pháp với vú em và đã bắt đầu học nhạc.
Bác gác cổng gái nói với chồng:
- Thế là thằng Gioóc sắp sửa phải chịu lễ ban thánh thể vào ngày lễ phục sinh này rồi.
Ông lão nói:
- Tốt hơn hết là cho nó đi học việc. Phải chọn cho nó một nghề nghiệp chắc chắn. Như thế thì nhà này sẽ vắng nó.
Bà lão trả lời:
- Bao giờ mà nó chả ngủ ở nhà. Có ông chủ nào lại cho thợ học việc ngủ trong nhà bao giờ. Chúng mình vẫn phải may mặc cho nó. Thế thì thà giữ nó ở nhà còn hơn. Chúng ta cũng có thể bòn đủ nuôi miệng nó. Vài củ khoai, thế là nó hài lòng rồi. Nó đi học vẽ không mất tiền. Thầy giáo nó chả bảo: “Cứ để cho nó theo đuổi”, rồi sau này nó sẽ làm cho chúng ta sung sướng hay sao?
Quần áo mặc ngày lễ ban thánh thể đã may xong. Mẹ Gioóc tự tay khâu lấy. Bác thợ may hàng xóm, vốn là một người khéo tay, đã cắt hộ. Bác gác cổng gái bảo:
- Nếu ông ta có thể có một cửa hàng lớn với đủ thợ và người học việc ở một phố lớn thì ông ta sẽ trở thành thợ may của nhà vua.
Quần áo đã may xong và Gioóc cũng đã sẵn sàng. Đến ngày đại lễ, chú được ông bố đỡ đầu là một người làm công già ở cửa hiệu buôn sắt tặng cho một chiếc đồng hồ quả quýt to bằng bạc, cũ kỹ và đã qua tay nhiều người. Nó vẫn chạy nhanh, nhưng như thế còn hơn là chạy chậm. Đó là một món quà rất quý.
Cô tiểu thư bé nhỏ mà Gioóc vẫn tặng tranh gửi cho chú một tập thánh thi bọc da. Trên đầu quyển sách có ghi tên Gioóc và Êmily với những chữ: “Người bảo hộ thân ái của anh.” Câu đó do Đại tướng phu nhân đọc cho cô bé viết từng chữ. Quan Đại tướng đã xem và bảo: “Thật là tuyệt!”
Bác gác cổng nói: - Thật là một biểu hiện của những con người dòng dõi quyền quý.
Gioóc phải mặc quần áo đẹp, cầm quyển thánh thi lên gác để trình diện và tạ ơn.
Đại tướng phu nhân quấn đầy khăn san và áo choàng, ngồi trên ghế xô pha. Ngài đang bị một con nhức đầu ghê gớm, thường hay mắc vào những lúc buồn phiền. Ngài cố giữ vẻ không dịu dàng lắm với Gioóc, chúc chú mọi sự may mắn, và nhất là không bao giờ mắc chứng nhức đầu.
Quan Đại tướng đang đi dạo trong bộ áo ngủ, đầu trùm chiếc mũ có ngù lớn. Ngài đi một đôi ủng da có sọc đỏ. Chìm đắm trong sự suy nghĩ hoặc trong hồi ức của mình, ngài đi đi lại lại liền ba lần khắp gian phòng, rồi dừng lại bảo: “Thế là thằng bé Gioóc được nhận vào hàng ngũ con chiên! Hãy trở nên một người lương thiện và phải tôn trọng nhà nước. Làm đúng lời răn ấy thì mày sẽ khá và lúc về già mày có thể tự nhủ rằng chính quan Đại tướng đã dạy mày như thế.”
Nói liền một mạch như thế là quá nhiều so với thói quen của quan Đại tướng. Bởi thế cho nên ngài lập tức trở lại trầm tư mặc tưởng. Ngài có một vẻ nghiêm nghị rất thích hợp với con người của ngài. Nhưng, trong tất cả những cái mà Gioóc nghe thấy và trông thấy hôm ấy, trên gác, chỉ có hình ảnh cô bé Êmily là khắc sâu vào tâm trí của chú, không thể nào phai nhạt được, hơn cả mọi cái khác. Dịu dàng, thanh tao và đáng yêu, trông cô như một con chim non đang bay nhảy.
“Có lẽ phải vẽ cô ta lên một cái bong bóng xà phòng.” Gioóc tự nhủ khi thấy cái vật lơ lửng trên không ấy. Những búp tóc to vàng óng của cô toả ra một hương thơm như hoa hồng mới nở. Chính với nàng tiên ấy, con người thần tiên ấy, năm nào chú đã cùng chia sẻ tấm bánh ngọt và cô bé đã ăn phần của mình một cách ngon lành, cứ mỗi miếng lại gật đầu với chú, tỏ vẻ hài lòng. Không biết cô còn nhớ đến chuyện ấy hay không? Chắc là có và chính cô đã tặng quyển thánh thi này để cảm ơn chú.
Sau chuyện trên đây, đến tuần trăng đầu tiên năm mới, chú ra giữa đồng, trong túi để một mẩu bánh, tay cầm quyển thánh thi mở ra bói một quả xem hậu vận ra làm sao, vì người ta thường làm thế và tin rằng lời phán của thánh không bao giờ sai cả.
Chú mở quyển sách, bói đúng vào một đoạn thơ nói về sự tạ ơn, tiên đoán cho chú một hậu vận sung sướng. Chú mở ra lần thứ hai để bói xem số phận cô bé ra sao. Chú hết sức chú ý để đừng mở sách vào đúng những đoạn thơ nói về sự chết, nhưng chú mở phải trang sách chỉ nói đến sự chết và mồ mả. Gioóc kêu lên để tự làm yên lòng: “Đó chỉ là những điều mê tín dị đoan.” Nhưng chú mới lo sợ làm sao khi ít lâu sau cô bé đáng yêu ốm liệt giường và xe thầy thuốc ngày nào cũng đến đỗ trước cửa.
Bác gác cổng gái nói:
- Họ chả giữ được cô bé đâu. Ông giời chí nhân rất sáng suốt khi định bắt ai về chầu!
Thế nhưng họ vẫn giữ được và cô bé thoát khỏi những sự đe doạ của lời bói toán. Khi cô đang an dưỡng Gioóc vẽ tranh và gửi cho cô mua vui. Một hôm chú vẽ lâu đài của Sa hoàng, điện Kremlanh cổ kính, với những ngọn tháp nóc tròn, trông như những quả bí khổng lồ vàng rực dưới ánh mặt trời. Ít ra chúng cũng giống như thế trong bức tranh của Gioóc. Cô bé Êmily xem thích lắm. Thế là Gioóc lại vẽ cho cô xem một loạt tranh mới, toàn nhà là nhà, vì chú tự nghĩ rằng cô bé sẽ vui tươi tưởng tượng đến vô khối những vật xinh đẹp có thể có ở đằng sau những cửa lớn và cửa sổ trong tranh.
Chú vẽ một ngôi chùa Trung Quốc có mười sáu tầng, tầng nào cũng có chuông. Chú vẽ hai ngôi đền Hy Lạp, có cột đá cẩm thạch thanh nhã, tứ phía đều có bậc thang. Chú vẽ lại một nhà thờ Nauy mà nhìn tranh cũng thấy rõ là làm bằng gỗ, các bộ phận đều được chạm trổ với một nghệ thuật lạ kỳ.
Nhưng cái tranh đẹp nhất là cái mà chú gọi là lâu đài của cô Êmily, vì chú cho rằng cô phải được sống trong một toà nhà như thế. Chính chú nghĩ ra kiểu toà nhà. Chú đã tập hợp vào đấy tất cả những gì chú cho là đẹp nhất trong các lâu đài kia. Trong đó có những chiếc dầm chạm trổ như ở đền đài Hy Lạp, rồi tầng lầu nào cũng có chuông như ở những ngôi chùa Trung Quốc, cuối cùng trên mái có chụp những vòm óng ánh vàng như mái điện Kremlanh của các Sa hoàng. Đó thật là một lâu đài trong những chuyện thần tiên.
Dưới từng cửa sổ Gioóc đã ghi rõ buồng ấy, phòng ấy dùng làm gì. Ví dụ: “Đây, Êmily ngủ. Chỗ này, cô học nhảy. Đây, cô chơi. Chỗ này tiếp khách v.v…” Nhìn vào tòa lâu đài kỳ lạ ấy thật là thích thú nên mọi người ngắm mãi không chán. Quan Đại tướng khen:
- Thật là tuyệt!
Vị bá tước già, vì lúc ấy cũng có mặt một vị bá tước già dòng dõi còn quý phái hơn cả quan Đại tướng, cũng có một tòa lâu đài. Vị bá tước ấy không nói gì cả. Ngài được nghe kể rằng toà lâu đài ấy do một chú bé con trai người gác cổng tưởng tượng mà vẽ ra. Chú ta còn bé, bé lắm. Nhưng không, nói thế thì cũng quá vì chú đã được làm lễ ban thánh thể rồi. Vị bá tước già, sau khi xem những bức tranh ấy, đã có chủ định, nhưng còn giữ kín.
Đúng vào một buổi sáng giời xấu, xám xịt và ẩm ướt, thì ngày đẹp đẽ nhất, ngày xán lạn nhất của Gioóc bắt đầu. Giáo sư viện Hàn lâm gọi chú và bảo:
- Cậu bạn bé nhỏ của ta ơi, hãy nghe ta bảo. Thượng đế đã sinh phúc cho chú có tài lại còn run rủi cho cậu gặp những người nhân đức. Vị bá tước già ở góc phố gần đây đã nói với ta về cậu. Ta đã xem tranh cậu vẽ, chúng mình không cần bàn luận dài dòng. Có nhiều chỗ cần phải sửa lắm. Nhưng ngay từ hôm nay trở đi, cậu có thể đến chỗ ta học vẽ mỗi tuần hai lần để lần sau cậu có thể vẽ khá hơn. Ta nghĩ rằng có lẽ cậu thiên về kiến trúc hơn là hội hoạ. Rồi cậu cũng còn đủ thì giờ suy nghĩ và lựa chọn. Bây giờ thì hãy đến gặp vị bá tước già và cảm ơn Thượng đế đã run rủi cho cậu gặp được ông ta trên đường đời.
Toà nhà của vị bá tước ở góc phố đằng kia thật là to và đẹp. Xung quanh cửa sổ có chạm hình voi, lạc đà, kỳ lân, tác phẩm của thời cổ. Tuy nhiên vị bá tước thích tất cả những tác phẩm đương thời, mặc dù những người sáng tạo ra chúng là người ở trên gác, ở dưới hầm hay ở sát mái nhà. Bác gác cổng gái nói:
- Tôi cho rằng những dòng dõi càng cao quý bao nhiêu thì càng ít kiêu kỳ bấy nhiêu. Hãy xem cụ bá tước già ấy, sao mà cụ ấy giản dị và hoà nhã thế! Cụ ấy nói chuyện cứ như ông và tôi vậy. Quan Đại tướng và ngay cả phu nhân cũng không được như thế. Vì thế hôm qua thằng Gioóc mừng quýnh lên vì sự tiếp đãi của cụ bá tước. Hôm nay vừa được gặp cụ lớn, tôi cũng thấy như thế. Cũng may mà chúng mình không gửi thằng Gioóc đi học thợ, Cụ bá tước đã bảo tôi là nó có năng khiếu đấy!
Ông bố nói: - Đúng đấy, nhưng phải có người giúp thì nó mới làm nên được.
- Người ta sẽ giúp, cụ bá tước đã hứa chắc chắn với tôi như thế
Ông bố bảo: - Chắc có lẽ cũng có lời của quan Đại tướng. Chúng mình phải sang cám ơn ngài mới được.
Bác gác cổng gái lại nói: - Ừ mà phải đấy. Nhưng dẫu sao tôi cũng không hề tin rằng nhờ ông ấy mà chúng mình có diễm phúc này. Tôi sẽ cám ơn Thượng đế và cũng sẽ cầu nguyện cho cô bé Êmily chóng bình phục.
Quả nhiên cô bé Êmily đã khỏi hẳn. Cô lớn lên và đẹp ra. Về phía mình, Gioóc cũng tiến bộ rất nhanh. Tại viện Hàn lâm, chú giành được huy chương bạc, rồi huy chương vàng.
Bác gác cổng gái vừa nói vừa khóc:
- Dẫu sao cho nó đi học nghề còn hơn, có thế thì mới giữ được nó ở nhà. Nó đi La Mã làm gì chả biết được? Tôi sẽ không bao giờ được gặp nó nữa, thằng bé thân yêu ấy, ngay cả khi nó trở về đây. Nhưng chắc là nó chả muốn rời bỏ cái xứ mà người ta khen là đẹp lắm cơ đấy.
Ông bố nói: - Đó là vì hạnh phúc của nó, nó đi như thế có lợi cho sự nghiệp của nó hơn, bà ạ!
Bà mẹ đáp: - Ông an ủi tôi, tôi xin cảm ơn, nhưng bản thân ông cũng buồn chẳng kém gì tôi, ông ạ!
Thực ra cả hai vợ chồng đều rất buồn, vì đứa con trai sắp đi xa, dù rằng tất cả mọi người xung quanh đều bảo họ rằng thằng bé được đi như vậy là rất sung sướng và vinh dự. Gioóc từ biệt cha mẹ và cũng sang chào cả gia đình quan Đại tướng. Đại tướng phu nhân không ra vì bị nhức đầu ghê gớm. Còn quan Đại tướng vớ được dịp tốt, liền kể ngay giai thoại độc nhất của mình, kể những lời ngài đã nói với ông hoàng và ông hoàng trả lời: “Ông thật là người có một không hai.” Đến đây ngài chìa cho Gioóc bàn tay mềm nhũn và như không có sinh khí. Êmily cũng chìa bàn tay bé nhỏ cho Gioóc hôn. Cô bé có vẻ hơi buồn nhưng chính Gioóc thì cảm thấy đau khổ thực sự.
Khi người ta làm việc thì thời gian trôi đi nhanh chóng. Ai cũng có thời gian như nhau, nhưng không phải ai cũng sử dụng thời gian tốt như nhau, mà cũng chẳng ai lợi dụng được thời gian như nhau cả. Cũng vì Gioóc lợi dụng được thời giờ nhiều nên chú thấy nó trôi qua nhanh chóng, trừ những lúc chú tưởng nhớ đến quê hương. Chú tự hỏi: “Chẳng biết những người ở nhà ra sao rồi, kể cả người nhà dưới lẫn người nhà trên.”
Chú nhận được nhiều thư và trong một lá thư thì có nhiều chuyện lắm, có những tin như ánh nắng nồng nàn sưởi ấm lòng ta, lại có những tin dìm ta vào bóng đêm dày đặc. Những tin này nằm trong lá thư báo cho Gioóc biết là ở nhà cha chú đã mất, còn mẹ chú đang ở góa một mình. Trong thư còn nói thêm: Êmily giống như một nàng tiên thường hay xuống bên người thiếu phụ đáng thương để an ủi và cô đã hết sức can thiệp đến nỗi người ta phải giao cho bà nhiệm vụ gác cổng.
Đại tướng phu nhân có một quyển nhật ký trong đó bà thường ghi những buổi hội họp, những buổi khiêu vũ mà bà đã đến dự, cả tên những khách đến thăm bà. Cuốn nhật ký quý giá ấy được minh hoạ bằng những tấm danh thiếp của các nhà ngoại giao và các vị tai to mặt lớn khác. Phu nhân lấy làm tự hào rằng cuốn nhật ký của mình ngày càng dày cộm mãi lên. Đó là niềm an ủi của ngài trong những cơn nhức đầu ghê gớm hay khi ngài mệt rũ ra sau một đêm khiêu vũ trong triều.
Đến ngày Êmily lần đầu tiên đi dự khiêu vũ trong cung. Tối hôm ấy Đại tướng phu nhân mặc quần áo màu đỏ nhạt viền đăng tan màu đen, theo kiểu Tây Ban Nha. Tiểu thư vận đồ trắng, hàng tuyn và sa mỏng nhẹ như mây. Trông nàng như là hiện thân của sự kiều diễm. Những dải lụa xanh như những cây lau mềm mại lẩn vào những búp tóc vàng của nàng, trên đó quấn một vòng hoa khô tôn màu trắng. Với cặp mắt sáng ngời tuổi xuân và cái miệng hồng xinh xinh, nàng giống như một tiên nữ trẻ đẹp nhất trong trí tưởng tượng của mọi người. Ba ông hoàng khiêu vũ với nàng, tất nhiên là phải lần lượt. Trong tám ngày liền, Đại tướng phu nhân không bị nhức đầu. Tiếp sau cuộc khiêu vũ đầu tiên ấy là nhiều cuộc khác, nhiều đến nỗi ảnh hưởng đến sức khỏe của Êmily.
Vừa may mùa hạ tới, nhờ đó nàng được nghỉ ngơi và hưởng không khí trong lành nơi thôn dã. Cả gia đình quan đại tướng đi nghỉ mát một thời gian tại lâu đài vị bá tước già. Nơi đó có một khu vườn đáng chú ý theo kiểu cổ. Hai bên lối đi, có hàng rào sửa thẳng tắp bằng kéo thành hình những bức tường, đây đó là những lỗ trông như những cửa sổ tròn. Có những cây hoàng dương và thuỷ tùng cắt thành hình những ngôi sao hay kim tự tháp. Nhiều tia nước phun ra từ những miệng hang dát đầy vỏ hầu vỏ hến. Tứ phía là những pho tượng có nét mặt đầy đặn xinh đẹp, quần áo sang trọng tạc bằng một loại đá cẩm thạch hiếm có. Tất cả các luống hoa đều có hình khác nhau: luống này hình con cá, luống này hình các gia huy hoặc các chữ đầu tên. Đó là phần vườn xếp đặt theo kiểu Pháp. Tiếp đó là một khóm rừng nhỏ xanh mát, những cây to và khỏe thả sức mọc. Rồi đến những đám cỏ dày, những bồn cỏ đi lên cứ như bước trên thảm. Đó là phần vườn xếp đặt theo kiểu Anh. Vị bá tước nói:
- Thưa các ngài, đây là thời cổ và thời kim cùng có mặt, đây ít ra cả hai thời cùng hoà hợp làm tôn giá trị của nhau lên. Trong hai năm nữa, sẽ đến lượt toà lâu đài biến đổi. Tôi sẽ tiêu biểu đồ án với các ngài và cũng sẽ giới thiệu ông kiến trúc sư với các ngài. Ông ta sẽ dự bữa cơm tối với chúng ta.
Quan Đại tướng nói: - Thật là tuyệt!
Đại tướng phu nhân lại nói: - Toà dinh thự này thật là chốn thiên đường. Đằng kia ngài lại còn cả một vọng lâu thời cổ.
Bá tước nói: - Tôi sẽ dùng nó làm nơi nuôi gà vịt, mà cũng chỉ có dùng vào việc ấy được thôi. Chim cu làm tổ trên các ngọn tháp, gà tây ở trong buồng lớn gác thứ nhất, còn tầng dưới thì do mụ Lidet trị vì. Chính mụ cai quản đám gà mái ở phía tay phải và đám gà giò ở bên trái. Ở đấy đàn vịt cũng có một chỗ ở thông ra ao.
Quan Đại tướng nhắc lại: - Thật là tuyệt!
Họ lại tiếp tục đi thăm cái đám dân cư thú vị ấy. Bà lão Lidet đang đứng chỉ huy. Bên cạnh là Gioóc, nhà kiến trúc sư. Từ bao năm nay, đây là lần đầu tiên anh và Êmily gặp nhau. Họ lại trông thấy nhau trong cái vọng lâu này bây giờ chỉ còn là chỗ nuôi gà vịt.
Anh đứng đấy và quả thật, là một đấng tu mi nam tử với khuôn mặt cởi mở, kiên nghị, với bộ tóc đen bóng. Anh đáng để cho người ta ngắm nghía. Trên môi anh nở một nụ cười tự hào như bảo rằng: “Đằng sau tay này này, tôi có một bộ óc tinh thông thấu hiểu tâm can các ngài.”
Bà lão Lidet đã tụt guốc ra để tỏ lòng tôn kính các vị khách quý phái. Bà chỉ đi bít tất thôi và cho như thế là nhã. Gà mái kêu cúc cúc, gà trống gáy cúc cù cu. Lũ vịt lạch bạch vừa lảng ra vừa kêu cạc cạc.
Còn thái độ người thiếu nữ kiều diễm tình cờ gặp lại người bạn thuở nhỏ ra sao? Đôi má thường ngày nhợt nhạt ửng đỏ hẳn lên. Đôi mắt to của nàng mở rộng hơn. Đôi môi động đậy, nhưng chẳng nói được một lời. Thật là một sự hậu đãi đối với một chàng trai trẻ khi thấy một thiếu nữ không phải là họ hàng và cũng chưa khiêu vũ với mình bao giờ mà lại đối xử với mình như vậy. Bá tước cầm tay chàng thanh niên và giới thiệu với khách. Ông nói:
- Đây chẳng phải là người xa lạ với các ngài, chính là anh bạn trẻ Gioóc của chúng ta.
Đại tướng phu nhân nghiêng mình với một vẻ hào hiệp của người bề trên. Êmily suýt nữa chà tay cho Gioóc nhưng lại thôi. Đại tướng bảo:
- Đúng là ngài Gioóc trẻ tuổi của chúng ta! Thế ra chúng ta là những người cố tri cả. Thật là tuyệt!
Đại tướng phu nhân nói: - Chắc anh gần thành người Ý và nói tiếng Ý như người sinh ở La Mã ấy nhỉ?
Đại tướng ngắt lời: - Phu nhân ta không nói được nhưng hát được tiếng Ý đấy.
Một lát sau Gioóc được ngồi vào bàn ăn phía bên phải Êmily. Anh nói, kể chuyện và kể rất hay. Anh tả một vài thứ tuyệt diệu mà anh đã được xem. Trong bữa ăn, với sự giúp đỡ của vị bá tước già anh đã mang sự hiểu biết của mình làm náo nhiệt cả bữa tiệc. Êmily im lặng, nàng vui lòng ngồi nghe, nhưng đôi mắt sáng long lanh hơn cả kim cương.
Dưới hàng hiên nàng và Gioóc đứng cạnh nhau giữa đám hoa. Họ dạo chơi dọc theo một dãy cây hồng. Gioóc nói:
- Tôi hết sức cảm ơn cô về lòng hảo tâm của cô đối với bà mẹ già của tôi. Tôi biết là cô đã ở bên bà mẹ tôi cái đêm cha tôi chết và cô chỉ rời sau khi cha tôi đã vĩnh viễn nhắm mắt. Một lần nữa, xin cảm ơn cô nhiều lắm.
Gặp cơ hội thuận tiện, anh cầm tay người thiếu nữ và trân trọng đặt lên một chiếc hôn. Êmily đỏ bừng mặt, xiết chặt tay anh, nhìn anh bằng đôi mắt xanh thẳm, xinh đẹp và nói:
- Mẹ anh có một tâm hồn rất đang quý. Bà yêu con trai biết bao! Tất cả những lá thư của anh bà đều nhờ tôi đọc cho bà nghe. Do đó tôi vẫn biết tin anh. Vả lại, khi tôi còn bé anh đã chẳng đối xử rất tốt với tôi đó sao? Anh đã cho tôi nhiều tranh vẽ…
- Mà cô đã xé đi…- Gioóc nói.
- Bức tranh anh vẽ cái lâu đài của tôi thì không.
- Chính giờ đây là lúc tôi muốn xây nó lên.
Anh nói với một vẻ nồng nhiệt làm cho người ta có thể đoán rằng anh có đủ tài sức để xây dựng được một toà lâu đài tuyệt diệu biết nhường nào cho người thiếu nữ.
Lúc đó trong phòng khách Đại tướng và phu nhân bàn tán với nhau về anh con trai người gác cổng cũ của họ. Họ nhận xét với nhau rằng sao mà anh ta khéo học được cách cử xử đúng kiểu một người lịch sự thế, sao mà anh ta ăn nói có duyên thế và những điều anh ta nói thú vị biết chừng nào! Đại tướng phu nhân kết luận:
- Thật là một người trí thức!
Trong những ngày đẹp trời mùa hạ, ông Gioóc (giờ người ta gọi anh như thế) luôn luôn đến lâu đài bá tước. Khi người ta đợi mà anh không đến, mọi người cảm thấy thiết niềm vui anh vẫn thường mang tới khi anh đến chơi. Một hôm Êmily bảo anh:
- Thượng đế đã phú cho anh biết bao nhiêu tài hơn người khác. Anh có nhớ ơn người không?
Lúc ấy Gioóc cảm thấy vẻ vang và sung sướng hơn cả cái hôm nhận huy chương vàng.
Hạ qua, đông tới, người ta tiếp tục bàn tán về Gioóc. Anh rất được coi trọng trong xã hội. Người ta sẵn lòng nhận anh vào những câu lạc bộ cao quý nhất. Quan Đại tướng cũng đã gặp anh một lần tại một cuộc khiêu vũ trong cung. Đại tướng phu nhân mở một ngày hội mừng cô Êmily. Ngài hỏi phu quân:
- Mời ông Gioóc liệu có giảm giá trị của chúng mình đi không?
- Người mà nhà vua khoản đãi thì Đại tướng rất có thể đón tiếp được lắm chứ?- Ông ta vừa trả lời vừa xoay người một vòng một cách rất duyên dáng.
Thế là ông Gioóc nhận được giấy mời và đến dự hội công hầu bá tước đều có mặt. Người này nhảy khéo hơn người kia một tí, nhưng đây chỉ là điều khác nhau duy nhất giữa khách khứa với nhau mà thôi. Êmily chỉ nhảy một điệu khiêu vũ với bốn người đầu tiên thôi. Nàng trượt chân một cái, chẳng có gì là nguy hiểm, nhưng vì thế nàng thôi không nhảy nữa. Nàng ngồi nhìn tất cả đám người lịch sự ấy quay tròn, nhảy nhót. Kiến trúc sư ngồi bên nàng. Đại tướng trông thấy, khi đi ngang, ngài bảo chàng:
- Tôi tin rằng nếu có thể được thì anh sẵn lòng tặng nó cái kiệt tác của ngành kiến trúc: pháp đình Xanh Pie ở Cổ La mã!- Và ngài mỉm cười, nom cứ như ông Thiện vậy.
Vài hôm sau ngài đón tiếp ông Gioóc cũng vẫn với nụ cười cởi mở ấy. Ngài tự nhủ: “Chắc hẳn anh chàng đến cảm ơn mình đã mời anh ta dự hội, chứ chẳng còn duyên cơ nào khác nữa.”
Nhưng anh chàng còn có duyên cơ khác. Gioóc nói lên những lời bất ngờ, phi thường và điên cuồng. Đại tướng không thể nào ngờ đến như vậy. Nằm mơ cũng không đến nỗi như thế. Đại tướng không hết kinh ngạc kêu lên:
- Thật là không thể tưởng tượng được!
Thực tế, Gioóc đến xin cưới Êmily. Đại tướng tím mặt lại, nói tiếp:
- Anh nói gì thế? Tôi không thể hiểu anh được, thật không thể hiểu được. Anh muốn…Nhưng, thưa ngài, tôi không quen biết ngài. Ai đã mớm cho anh dám to gan toan chui vào gia đình tôi? Tôi đã làm gì đến nỗi phải nhục đến như thế?
Thẳng đuỗn như khúc gỗ, ngài đi giật lùi vào phòng ngủ và bỏ mặc ông Gioóc một mình. Chàng ta đứng đợi vài phút xem Đại tướng có ra không để cáo từ ra về. Êmily đứng đợi ngoài hành lang, hỏi anh bằng một giọng run run:
- Ba em bảo thế nào, hở anh?
Gioóc nắm chặt tay nàng:
- Ba em không để cho anh kịp tiêu biểu. Nhưng chúng mình đừng thất vọng. Rồi cũng sẽ có cơ hội tốt.
Đôi mắt người thiếu nữ đẫm lệ, còn chàng trai thì ngời lên vẻ tự tin và quả cảm. Ánh nắng xuyên qua mây, bao trùm lấy họ, dường như đem đến cho họ sự phù hộ của Thượng đế.
Đại tướng ngồi trong phòng, chưa trấn tĩnh lại được sau một cơn xúc cảm như vậy. Ngài run lên vì tức giận và phẫn nộ. Cơn tức giận của ngài sục sôi trong lòng, rồi toát ra ngoài thành những tiếng kêu la tức tối:
- Điên rồ thật! Con một thằng gác cổng! Ôi, loạn thật! Có ai thấy thế bao giờ không?
Non một giờ sau, đến lượt Đại tướng phu nhân được biết sự táo gan phi thường của Gioóc. Ngài gọi Êmily đến nói riêng với nàng:
- Con gái đáng thương của mẹ! Ta hiểu rõ nỗi đau khổ của con. Nó dám làm nhục con đến thế! Dám phạm đến danh giá nhà ta đến thế! Thật là ghê tởm! Con khóc là phải lắm, vả lại nước mắt tuôn rơi lại hợp với khuôn mặt con, chưa bao giờ con gái của mẹ lại đẹp hơn thế này, con giống hệt như mẹ dạo sắp cưới. Cứ khóc, khóc nữa đi, con gái yêu quý của mẹ, khóc như thế là tốt đấy.
Êmily đáp: - Vâng, con sẽ khóc suốt đời nếu ba mẹ không ưng thuận.
- Trời, con gái mẹ nói gì thế? - Đại tướng phu nhân kêu lên - Con mất trí rồi hay sao? Trời đất đảo lộn rồi ư? Ôi! Ta cảm thấy sắp bị một cơn nhức đầu chưa từng thấy bao giờ. Nhà ta thật là vô phúc. Êmily, đừng bắt mẹ con phải chết vì buồn phiền.
Đến đấy, nước mắt phu nhân đã ròng ròng vì chưa bao giờ phu nhân dám nghĩ đến chuyện chết.
Tờ báo hàng ngày đăng tin: Ông Gioóc được phong giáo sư viện hàn lâm Mỹ thuật. Hai vợ chồng người gác cổng mới sống trong căn nhà hầm, xưa kia cha mẹ Gioóc đã từng ở, và được biết rằng Gioóc đã sinh trưởng ở nơi đó, bảo nhau:
- Tiếc thay cho cha mẹ ông ta không còn sống nữa mà đọc tờ báo ngày hôm nay. Phen này ông ta sẽ phải đóng thuế nhiều đấy. Con nhà nghèo mà phải đóng như thế có nhiều không?
- Mười tám đồng tiền vàng một năm, phải, cũng nhiều đấy.
- Tôi không nói đến chuyện tiền, mà nói đến chuyện ông ta được nhậm chức kia, thật là vinh hiển cho một người xuất thân như ông ta. Còn về tiền thì đối với ông ta vài chục đồng vàng chẳng khó gì. Ông ta muốn kiếm bao nhiêu mà chẳng được và thế nào ông ta chẳng kiếm được cô vợ giàu. Này, bao giờ ta có đứa con trai thì phải cho nó làm kiến trúc sư hay là giáo sư mới được
Dưới nhà hầm người ta khen Gioóc thì trên gác người ta cũng ca tụng chàng. Vị bá tước già cũng khen chàng. Những bức tranh Gioóc vẽ hồi bé đã tạo cho ông một dịp để khen chàng. Mà sao câu chuyện lại dẫn tới những bức tranh ấy nhỉ? Chả là người ta nói chuyện với nhau về nước Nga, về Mạc Tư Khoa, do đó người ta liên tưởng đến điện Kremlanh mà chú bé Gioóc xưa kia đã vẽ tặng cô Êmily. Bá tước bảo:
- Hồi ấy anh ta đã vẽ nhiều lắm và tôi còn đặc biệt nhớ đến một toà lâu đài mà anh ta đặt tên là lâu đài của Êmily. Đó là một người có tài, anh ta sẽ trở thành cố vấn trong triều, mà còn là cố vấn thân cận của nhà vua nữa. Biết đâu một ngày kia anh ta sẽ lại chẳng xây được tòa lâu đài sáng tạo từ hồi còn bé? Tại sao lại không nhỉ?- Nói vậy ông mỉm cười rồi ra về.
Đại tướng phu nhân lẩm bẩm: - Vui gì mà lạ thế chả biết được!
Đại tướng nghiêm nghị, lắc đầu. Ngài lên ngựa, ngồi một cách kiêu hãnh hơn bao giờ hết. Dờ hồn cho chú lính hầu, nếu không đi cách xa ngài một quãng cho đúng kiểu cách.
Đến ngày sinh nhật Êmily, nàng nhận được nhiều hoa, sách vở, thư từ và thiệp mừng. Đại tướng phu nhân hôn vào môi nàng. Đại tướng hôn vào trán nàng. Hai ngài rất quý con, việc đó bất tất phải nói đến. Đến chiều, khách khứa đến thăm toàn những người có quyền quý, có cả hai ông hoàng nữa. Người ta bàn đến chuyện khiêu vũ, chuyện trị an, chuyện xem hát, tình hình châu Âu, việc trong nước, những người có tên tuổi trong toàn quốc hiện nay, và cứ như thế, không tránh khỏi rơi vào câu chuyện chàng kiến trúc sư.
Một vị khách nói: - Hiện nay ông ta đã tự tạo cho mình một tiếng tăm lừng lẫy. Rồi đây ông ta có thể xây phòng riêng trong nhà một vị quyền quý nhất trong chúng ta đấy.
Một lát sau Đại tướng bảo vợ: - Một trong những nhà quyền quý nhất của chúng ta là ai thế nhỉ?
Phu nhân trả lời: - Tôi biết người ta muốn nói ai rồi. Nhưng tôi không muốn nói ra, mà cũng chẳng buồn nghĩ đến. Chúng ta tin là muôn sự tại trời cả, nếu xảy ra chuyện như thế trên đời này thì tôi cũng không còn ngạc nhiên với bất cứ chuyện gì cả.
Vị khách đã nói ra câu ấy biết rõ cái điều mình nói lắm. Ông ta biết rõ ân huệ của bề trên, nghĩa là ân huệ của triều đình mà hiển nhiên là càng ngày Gioóc càng được hưởng nhiều, rất có hiệu lực. Trời lại phù hộ chàng một cách rõ rệt trong tất cả mọi công việc. Nhưng ta hãy trở lại chuyện sinh nhật.
Buồng nàng Êmily sực nức hương thơm của những bó hoa do bạn bè tặng. Trên bàn đầy những quà biếu. Không có quà của Gioóc, mà anh có muốn tặng cũng không được. Tuy nhiên, anh vắng mặt cũng như có mặt. Cái gì trong nhà mà chẳng gợi lại hình ảnh chàng? Dưới cầu thang vẫn là cái ngăn Êmily đã trốn vào khi rèm cửa bốc cháy và Gioóc chạy đến dập tắt. Ngoài sân vẫn còn cây dạ hợp mà năm xưa hai đứa vẫn thường chơi đùa nhau dưới bóng. Đang mùa đông nên cành cây đây xương giá và băng tuyết nom như một cành san hô vĩ đại màu trắng đang sáng lấp lánh dưới ánh trăng, vẫn cái ánh trăng chưa thay đổi từ cái ngày đáng ghi nhớ mà Gioóc đã chia sẻ cái bánh ngọt với cô bé Êmily.
Nàng Êmily lấy ra một chiếc hộp xinh đẹp, nàng rút trong đó ra những bức vẽ cũ của Gioóc, toà lâu đài của các Sa hoàng, toà lâu đài của Êmily. Nàng ngắm nghía và biết bao suy nghĩ đến trong tâm tư. Nàng nhớ đến hôm trốn cha mẹ, nàng xuống bên cạnh bà gác cổng hiền lành đang hấp hối. Nàng ngồi cạnh, cầm tay bà và nghe những lời trối trăng của người mẹ đáng thương: “Trời …phù hộ… Gioóc.” Êmily thấy rằng ước nguyện của người đàn bà đáng quý ấy đã được thực hiện và Trời đã phù hộ con bà.
Các bạn đã thấy rõ là ông Gioóc cũng có đến dự hội đấy chứ.
Ngày hôm sau, đến lễ sinh nhật quan Đại tướng. Trên lịch, ngày sinh của Êmily và cha nàng sát cạnh nhau như thế đấy. Quà biếu lại đến tới tấp, trong đó có một chiếc yên ngựa tuyệt vời, hoàn mỹ, kiểu cách cực đẹp, vừa tiện dùng vừa sang trọng. Người ta chỉ có thể kể đến một ông hoàng mới có một chiếc yên đẹp như thế mà thôi. Ở đâu ra món lễ vật làm đại tướng vui thích đến thế? Chỉ có một mảnh giấy nhỏ buộc vào yên ngựa trên có viết hàng chữ: “Của một người mà Đại tướng không quen biết.”
Đại tướng tự hỏi: “Cái người mà ta không quen biết là ai thế nhỉ? Xem nào, cố nghĩ xem. Nhưng không, chẳng có ai mà ta lại không quen biết, ta quen tất cả mọi người, tất cả mọi người.”
Trong khi nói như thế, Đại tướng chỉ nghĩ đến phái thượng lưu mà đúng là ngài quen biết từ đứa trẻ con nằm trong nôi trở lên. Ngài lại tiếp: “À, ta đoán ra rồi, quà này là của vợ ta đây. Chắc bà ấy muốn đùa mình một bữa ra trò đây. Thật là tuyệt!”
Ít lâu sau, tại nhà ông hoàng có mở một dạ hội khiêu vũ lớn. Một người đeo mặt nạ và ăn mặc giả trang giáo sĩ có khăn trùm mặt, trên mũ có đính hoa dạ hợp đang nhảy với Pxysê- nàng Êmily. Đại tướng phu nhân hỏi:
- Ai thế?
Đại tướng trả lời: - Hoàng tử đấy! Tôi chắc là như vậy vì tôi đã nhận ra ngài qua thái độ trìu mến lúc ngài hạ cố bắt tay tôi.
Phu nhân có vẻ không tin. Quan Đại tướng không dễ dàng chịu để ai ngờ vực sự sáng suốt của mình, tiến đến gần người bận đồ giáo sĩ trùm mặt màu đen, cầm lấy tay người ấy và lấy ngón tay trỏ của mình vẽ lên hình huy chương của Hoàng gia. Người bận đồ giáo sĩ lắc đầu không nhận và nói:
- Danh hiệu của tôi là danh hiệu viết trên một thứ lễ vật mừng ngày sinh nhật ngài: một người mà ngài không quen biết.
Đại tướng lại nói: - Thế thì tôi biết ngài là ai rồi. Chính ngài đã gửi biếu tôi tấm yên ngựa.
Người bận đồ giáo sĩ không nói gì nữa và biến vào đám đông. Đại tướng phu nhân bảo:
- Êmily, cái người mặc đồ giáo sĩ màu đen nhảy với con là ai thế?
Pxysê trả lời: - Con không hỏi tên chàng ta.
- Vì cô đã biết rồi, đó là vị giáo sư chứ ai?
Đại tướng phu nhân nói tiếp với vị bá tước già:
- Người mà ông bảo trợ cũng có đây: Anh ta mặc một bộ đồ giáo sĩ trùm mặt màu đen có đính hoa dạ hợp trên mũ.
Bá tước trả lời: - Thưa quý bà rất kiều diễm, có thể là như vậy. Vả chăng nên biết rằng có một hoàng tử cũng ăn mặc như thế đấy.
Đại tướng nói: - Đúng, đúng đấy. Tôi đã nhận ra đúng là hoàng tử qua cái bắt tay trìu mến của ngài và chính ngài đã mừng tôi chiếc yên ngựa. Tôi phải đến mời ngài ngày mai lại nhà tôi xơi cơm mới được.
Bá tước nói: - Ngài đi mời đi, nếu là hoàng tử thì chắc chắn ngài sẽ nhận lời mời đấy.
- Nếu là anh chàng kia thì anh ta chẳng đến đâu. Vậy tôi có đi mời cũng chẳng có gì trở ngại cả.
Và Đại tướng tiến đến phía người bận đồ giáo sĩ màu đen, vừa lúc ấy đang nói chuyện với nhà vua. Đại tướng mời một cách hết sức cung kính. Ngài mỉm cười nghĩ rằng người ta sắp sửa được biết là ngài đoán đúng hay phu nhân đoán đúng. Người bận đồ giáo sĩ màu đen nhấc mặt nạ ra. Đó là Gioóc.
Chàng hỏi: - Bây giờ ngài có nhắc lại lời mời nữa hay không, thưa quan Đại tướng?
Đại tướng đứng thẳng mình, cao lên đến mười phân nữa. Ngài cứng người ra, lùi hai bước rồi lại tiến lên một bước như sắp sửa nhảy điệu Menuet. Mặt ngài chuyển sang một vẻ cực kỳ nghiêm trang và biểu lộ đến mức cao nhất mà một vị tướng có thể có. Cuối cùng ngài nói:
- Tôi không bao giờ nói hai lời cả. Thưa giáo sư, tôi đã mời ngài rồi.
Ngài nghiêng mình chào, mắt liếc nhà vua. Đức hoàng thượng đã nghe thấy hết và có vẻ hài lòng.
Thế là ngày hôm sau quan Đại tướng mở tiệc lớn. Nhưng khách chỉ có vị bá tước già và người được ông bảo trợ. Gioóc tự nhủ: “Thế là ta đã đặt được hòn đá đầu tiên.”
Thật vậy, hòn đá móng đã được đặt một cách rất long trọng và câu chuyện khó có thể dừng ở đấy được. Đại tướng bảo phu nhân:
- Chàng trai này thật khéo cư xử và ăn nói lỗi lạc đến thế là cùng.
Sự thực là Gioóc đã nổi bật trong bữa tiệc ấy và chàng nói nhiều điều thú vị đến nỗi quan Đại tướng bị lôi cuốn và vô tình nhiều lần ngắt lời chàng bằng những câu: “Thật là tuyệt!”
Quan Đại tướng kể chuyện bữa tiệc hôm ấy với một trong những bà có tài trí nhất trong triều và bà ta yêu cầu lần sau nếu giáo sư lại đến nhà ăn cơm thì Đại tướng sẽ mời bà ta cùng dự. Thế là lại phải mời giáo sư lần nữa và lần này Gioóc lại còn xuất sắc hơn lần trước. Bây giờ người ta mới biết là anh đánh được cờ - món chơi say mê của Đại tướng. Ngài tự nhủ:
- Đây không phải là con nhà hèn kém mà là con nhà có tài năng. Không ai có thể bắt mình bỏ các quan niệm ấy đi được. Sao mà nó lại sinh ra ở dưới hầm nhỉ? Mình không thể tự giải đáp được điều đó, nhưng dù sao cũng chẳng phải lỗi tại anh chàng.
Ngài giáo sư được nhà vua tiếp trong cung tất nhiên cũng có thể được nhận vào nhà Đại tướng. Việc đó chẳng có gì là đáng ngạc nhiên cả. Cả thành phố đều đồn rằng chẳng bao lâu ông ta sẽ đến ở hẳn đấy chứ chẳng chơi đâu. Nhưng trong nhà Đại tướng thì chẳng ai nói đến chuyện ấy cả.
Dẫu sao sự việc đã xảy ra đúng như lời đồn đại. Gioóc chịu ơn mưa móc, được làm cố vấn thân cận của nhà vua. Êmily trở thành cố vấn phu nhân. Từ triều đình đến thành phố chẳng ai thấy chuyện đó là chướng cả. Đại tướng bèn triết lý rằng:
- Cuộc đời lúc thì là bi kịch, lúc thì là hài kịch. Trong tấn bi kịch là là chết chóc, trong tấn hài kịch thì người ta lấy nhau.
Gioóc và Êmily sinh hạ được ba đứa con trai kháu khỉnh, khi những đứa trẻ đến nhà ông ngoại chơi và cưỡi trên ngựa gỗ thì ông cũng bắt chước chúng cưỡi lên một con ngựa gỗ, giả làm lính hầu, lính hầu của các quan cố vấn thân cận tí hon của nhà vua. Đại tướng phu nhân ngồi trên ghế xô pha nhìn chúng mỉm cười ngay cả khi ngài nhức đầu ghê gớm.
Gioóc đã hiển đạt như thế đó và với tài năng của anh, anh còn thăng tiến hơn nữa. Vả lại, như thế mới bõ công kể cho các bạn nghe chuyện con trai một người gác cổng.
Trong sân có một bãi cỏ, ở giữa có một cây dạ hợp ra hoa vì lúc ấy đang mùa dạ hợp nở. Thỉnh thoảng chị vú em ăn vận đỏm dáng quá mức đến bên gốc cây, tay ẵm đứa con gái quan Đại tướng, cô bé Êmily, ăn vận còn đỏm dáng gấp mấy lần chị vú kia. Trước mặt cô, cậu con trai người gác cổng, chân đất, đang nhảy múa. Chú có đôi mắt to, đen và bộ tóc hung hung đỏ. Cô bé mỉm cười và giơ đôi bàn tay xinh xinh về phía chú. Khi quan Đại tướng đứng trên cửa sổ nhìn thấy cảnh tượng ấy ngài gật đầu mà rằng: “Thật là tuyệt!”
Đại tướng phu nhân, trẻ đến nỗi người ta có thể tưởng lầm là con gái của đức ông chồng, không bao giờ thèm nhìn qua cửa sổ xuống sân. Bà đã ra lệnh rằng thằng cu, con cái nhà ở dưới hầm, rất có thể được chơi đùa trước mặt cô chiêu để mua vui cho cô, nhưng không được động vào cô bé. Chị vú em rất trung thành với mệnh lệnh của bà chủ. Nắng soi vào nhà những người ở dưới hầm, cũng soi vào nhà những kẻ ở trên gác. Hoa dạ hợp theo từng mùa nở rồi lại rụng. Năm sau cũng lại thế. Chú bé con người gác cổng bụ bẫm, cái đầu đáng yêu với đôi má hồng giống như một bông hoa huệ to đang nở. Cô con gái quan Đại tướng thì thanh tao và xinh xắn, da trắng hồng như hoa dạ hợp. Cô rất ít khi đến dưới gốc cây. Cô thường đi xe ngựa ra ngoài hóng mát với mẹ. Khi đi và khi về bao giờ cô cũng gật đầu với con trai người gác cổng tên là Gioóc: Ừ, mà cô lại còn lấy tay ra hiệu gửi cho chú những cái hôn, cho đến khi mẹ cô bảo rằng bây giờ lớn rồi, làm như thế không còn hợp nữa.
Một buổi sáng, Gioóc phải mang cho quan Đại tướng báo chí, thư từ gửi đến nhà từ lúc sớm. Khi leo lên cầu thang, đi ngang qua trước cái ngăn chứa cát chú nghe thấy bên trong phát ra tiếng chiêm chiếp. Chú tưởng đấy là tiếng kêu của một con gà bị lạc vào đấy. Nhưng hoá ra là con gái quan Đại tướng, cô Êmily mặc toàn hàng sa mỏng và đăng ten.
Cô thì thầm: - Đừng nói gì với ba má nhé, không thì ba má lại giận đấy!
Gioóc hỏi: - Nhưng cái gì thế mới được chứ?
Cô trả lời: - Cháy cả rồi, bốc lửa tất cả rồi!
Gioóc nhảy phắt lên thang và vào nhà quan Đại tướng. Chú mở cửa buồng cô bé. Những bức rèm đã gần thành tro, còn những cây suốt bằng sắt thì đỏ rực. Gioóc trèo lên một cái ghế, giật tất cả những thứ đang cháy và kêu cứu. Không có chú thì cả căn nhà đã làm mồi cho thần lửa.
Quan Đại tướng và phu nhân đem cô bé Êmily ra tra hỏi ngọn ngành. Cô nói:
- Con đã đánh một cái diêm, có mỗi một cái thôi. Nó bùng lên và cái rèm cửa cũng bùng lên nốt. Con nhổ nước bọt, cố hết sức nhổ để dập tắt. Khi hết nước bọt, con chạy đi trốn, sợ ba má giận.
Đại tướng phu nhân nói:
- Nhổ! Con nói cái gì thế? Có bao giờ con thấy ba má nói tiếng ấy không? Chắc con lại học được của cái bọn dưới nhà hẳn?
Dẫu sao Gioóc cũng được một hào tiền thưởng công. Chú không đi mua bánh ngọt mà bỏ vào ống tiền để dành. Chẳng bao lâu sau chú đã có đủ tiền mua một hộp bút chì màu để tô tranh vẽ của chú cho rực rỡ, vì Gioóc hay vẽ lắm. Nom những ngón tay nhỏ nhắn của chú sai khiến cái bút chì thì thật là tuyệt khéo. Chú đem tặng những bức tranh màu đầu tiên cho Êmily. Quan Đại tướng khen: “Thật là tuyệt!” Ngay Đại tướng phu nhân cũng phải đồng ý là mọi người đều nhận ra rất rõ những cái mà chú bé muốn diễn tả. “Thằng bé có thiên tài đấy!” Đó là những lời mà bà gác cổng nghe thấy và chạy xuống hầm kể lại.
Quan Đại tướng và phu nhân đều là những người quyền quý. Các ngài đã cho sơn lại hai bên xe ngựa mỗi bên một tấm gia huy của riêng mình. Phu nhân còn cho thêu lên từng chiếc áo quần hai hình chiếc gia huy đó, một chiếc vào mặt phải, một chiếc vào mặt trái, thêu vào những túi đựng đồ đi du lịch và cả những chiếc mũ trùm đầu đi ngủ. Gia huy nhà phu nhân là do cụ thân sinh mua rất đắt, mất vô khối là tiền mặt, trả bằng đồng Đơniê đếm mỏi cả tay. Khi mới sinh ra cả cụ thân sinh lẫn phu nhân đều chẳng phải là dòng dõi quyền quý, phu nhân đã ra đời trước tấm gia huy bảy năm. Hầu hết mọi người đều nhớ việc ấy, nhưng phu nhân thì không mảy may nhớ đến.
Gia huy của quan Đại tướng thì cổ kính và rắc rối. Đeo cái loại gia huy ấy phải đứng ưỡn người ra, xương kêu răng rắc. Không biết có thêm những chiếc khác nữa thì làm thế nào? Bởi thế cho nên người ta nghe thấy xương Đại tướng phu nhân kêu lên răng rắc mỗi khi bà thẳng đừ trong bộ áo diện nhất, leo lên xe để vào triều dự hội khiêu vũ
Quan Đại tướng đã già, tóc đã bạc. Nhưng khi cưỡi ngựa thì trông ngài cũng còn ra vẻ lắm. Ngài biết thế lắm nên ngày nào ngài cũng đi ngựa. Một chú lính hầu đi theo cách ngài một quãng rõ đúng kiểu cách. Khi ngài tiến vào phòng khách, người ta tưởng ngài vẫn còn chót vót trên lưng con ngựa cao lớn của ngài. Còn mề đay thì ngài có nhiều vô kể, chằng chịt nặng trĩu cả người. Nhưng cái đó thực ra không phải lỗi tại ngài. Ngài vào quân đội từ ngày còn trẻ măng. Ngài vẫn thường dự những buổi hành quân tập trận nhỏ mà quân đội vẫn tiến hành vào mùa thu trong thời bình. Về vấn đề ấy ngài thường kể một giai thoại, và ngài cũng chỉ biết có một chuyện ấy thôi.
Một hôm, một hạ sĩ quan dưới quyền ngài cắt đứt đường rút lui của một ông hoàng và bắt được Đức ông cùng với cả đoàn tuỳ tùng làm tù binh. Ông hoàng và đoàn theo hầu, với tư cách là tù binh, phải đi ngang qua thành phố, theo sau vị tướng thắng trận. Đó là một sự kiện đáng ghi nhớ mà quan Đại tướng năm nào cũng kể đi kể lại. Ngài kể lại một cách trung thành những lời mà ngài đã nói khi trao trả lại cho ông hoàng thanh kiếm: “Chỉ có một hạ sĩ quan mới bắt được Đức ngài làm tù binh. Tôi thì chẳng bao giờ có thể làm thế được.” Ông hoàng đã trả lời ngài: “Ông thật là người có một không hai.”
Quan Đại tướng chưa hề ra trận bao giờ. Có lần nổ ra chiến tranh thì ngài lại được cử làm sứ thần sang ba triều đình. Ngài nói tiếng Pháp rất thạo, đến nỗi gần quên cả tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa ngài khiêu vũ tuyệt thạo. Bởi thế cho nên mề đay mọc trên ngực ngài như cỏ dại mọc trên đồng. Lính gác bồng súng chào ngài. Một trong những cô gái trẻ đẹp nhất Đan Mạch cũng kính phục ngài và trở thành Đại tướng phu nhân. Họ sinh được một cô gái tuyệt mỹ. Cô bé xinh đẹp đến nỗi người ta bảo là con giời cho. Đó là cô Êmily của chúng ta. Thoạt đầu con trai bác gác cổng nhảy múa ngoài sân trước mặt cô để mua vui cho cô, rồi về sau lại cho cô những tấm tranh tự tay chú vẽ và tô màu. Cô bé Êmily xem tranh, lấy làm vui thích tợn, nhưng rồi xé luôn. Thế nhưng cô vẫn ngoan làm sao!
Đại tướng phu nhân bảo:
- Cánh hồng của ta ơi, con sinh ra là để sánh vai với một ông hoàng.
Ông hoàng chẳng phải ở đâu xa, ở ngay trước cửa ấy. Nhưng chẳng ai biết tý gì cả. Người ta chẳng bao giờ nhìn xa quá ngưỡng cửa. Một hôm bác gác cổng gái nói với chồng rằng:
- Hôm kia con giai chúng mình đã chia nhau với tiểu thư cái bánh ngọt của nó, bánh chẳng có nhân thịt mà cũng chẳng có pho mát. Nhưng cô bé thì lại cho là rất ngon, cứ như ba tê ấy. Nếu Đại tướng hoặc phu nhân mà trông thấy bữa ăn của trẻ em ấy thì lại lắm chuyện. Nhưng các ngài chẳng biết tí gì cả.
Gioóc đã chia sẻ tấm bánh của mình cho cô bé Êmily. Chú cũng sẵn lòng chia sẻ trái tim cho cô nếu điều đó làm cho cô vui thích. Chú là đứa trẻ rất tốt, thông minh, lanh lợi. Chú thường theo học lớp vẽ buổi tối. Cô bé Êmily cũng đi học, cô nói tiếng Pháp với vú em và đã bắt đầu học nhạc.
Bác gác cổng gái nói với chồng:
- Thế là thằng Gioóc sắp sửa phải chịu lễ ban thánh thể vào ngày lễ phục sinh này rồi.
Ông lão nói:
- Tốt hơn hết là cho nó đi học việc. Phải chọn cho nó một nghề nghiệp chắc chắn. Như thế thì nhà này sẽ vắng nó.
Bà lão trả lời:
- Bao giờ mà nó chả ngủ ở nhà. Có ông chủ nào lại cho thợ học việc ngủ trong nhà bao giờ. Chúng mình vẫn phải may mặc cho nó. Thế thì thà giữ nó ở nhà còn hơn. Chúng ta cũng có thể bòn đủ nuôi miệng nó. Vài củ khoai, thế là nó hài lòng rồi. Nó đi học vẽ không mất tiền. Thầy giáo nó chả bảo: “Cứ để cho nó theo đuổi”, rồi sau này nó sẽ làm cho chúng ta sung sướng hay sao?
Quần áo mặc ngày lễ ban thánh thể đã may xong. Mẹ Gioóc tự tay khâu lấy. Bác thợ may hàng xóm, vốn là một người khéo tay, đã cắt hộ. Bác gác cổng gái bảo:
- Nếu ông ta có thể có một cửa hàng lớn với đủ thợ và người học việc ở một phố lớn thì ông ta sẽ trở thành thợ may của nhà vua.
Quần áo đã may xong và Gioóc cũng đã sẵn sàng. Đến ngày đại lễ, chú được ông bố đỡ đầu là một người làm công già ở cửa hiệu buôn sắt tặng cho một chiếc đồng hồ quả quýt to bằng bạc, cũ kỹ và đã qua tay nhiều người. Nó vẫn chạy nhanh, nhưng như thế còn hơn là chạy chậm. Đó là một món quà rất quý.
Cô tiểu thư bé nhỏ mà Gioóc vẫn tặng tranh gửi cho chú một tập thánh thi bọc da. Trên đầu quyển sách có ghi tên Gioóc và Êmily với những chữ: “Người bảo hộ thân ái của anh.” Câu đó do Đại tướng phu nhân đọc cho cô bé viết từng chữ. Quan Đại tướng đã xem và bảo: “Thật là tuyệt!”
Bác gác cổng nói: - Thật là một biểu hiện của những con người dòng dõi quyền quý.
Gioóc phải mặc quần áo đẹp, cầm quyển thánh thi lên gác để trình diện và tạ ơn.
Đại tướng phu nhân quấn đầy khăn san và áo choàng, ngồi trên ghế xô pha. Ngài đang bị một con nhức đầu ghê gớm, thường hay mắc vào những lúc buồn phiền. Ngài cố giữ vẻ không dịu dàng lắm với Gioóc, chúc chú mọi sự may mắn, và nhất là không bao giờ mắc chứng nhức đầu.
Quan Đại tướng đang đi dạo trong bộ áo ngủ, đầu trùm chiếc mũ có ngù lớn. Ngài đi một đôi ủng da có sọc đỏ. Chìm đắm trong sự suy nghĩ hoặc trong hồi ức của mình, ngài đi đi lại lại liền ba lần khắp gian phòng, rồi dừng lại bảo: “Thế là thằng bé Gioóc được nhận vào hàng ngũ con chiên! Hãy trở nên một người lương thiện và phải tôn trọng nhà nước. Làm đúng lời răn ấy thì mày sẽ khá và lúc về già mày có thể tự nhủ rằng chính quan Đại tướng đã dạy mày như thế.”
Nói liền một mạch như thế là quá nhiều so với thói quen của quan Đại tướng. Bởi thế cho nên ngài lập tức trở lại trầm tư mặc tưởng. Ngài có một vẻ nghiêm nghị rất thích hợp với con người của ngài. Nhưng, trong tất cả những cái mà Gioóc nghe thấy và trông thấy hôm ấy, trên gác, chỉ có hình ảnh cô bé Êmily là khắc sâu vào tâm trí của chú, không thể nào phai nhạt được, hơn cả mọi cái khác. Dịu dàng, thanh tao và đáng yêu, trông cô như một con chim non đang bay nhảy.
“Có lẽ phải vẽ cô ta lên một cái bong bóng xà phòng.” Gioóc tự nhủ khi thấy cái vật lơ lửng trên không ấy. Những búp tóc to vàng óng của cô toả ra một hương thơm như hoa hồng mới nở. Chính với nàng tiên ấy, con người thần tiên ấy, năm nào chú đã cùng chia sẻ tấm bánh ngọt và cô bé đã ăn phần của mình một cách ngon lành, cứ mỗi miếng lại gật đầu với chú, tỏ vẻ hài lòng. Không biết cô còn nhớ đến chuyện ấy hay không? Chắc là có và chính cô đã tặng quyển thánh thi này để cảm ơn chú.
Sau chuyện trên đây, đến tuần trăng đầu tiên năm mới, chú ra giữa đồng, trong túi để một mẩu bánh, tay cầm quyển thánh thi mở ra bói một quả xem hậu vận ra làm sao, vì người ta thường làm thế và tin rằng lời phán của thánh không bao giờ sai cả.
Chú mở quyển sách, bói đúng vào một đoạn thơ nói về sự tạ ơn, tiên đoán cho chú một hậu vận sung sướng. Chú mở ra lần thứ hai để bói xem số phận cô bé ra sao. Chú hết sức chú ý để đừng mở sách vào đúng những đoạn thơ nói về sự chết, nhưng chú mở phải trang sách chỉ nói đến sự chết và mồ mả. Gioóc kêu lên để tự làm yên lòng: “Đó chỉ là những điều mê tín dị đoan.” Nhưng chú mới lo sợ làm sao khi ít lâu sau cô bé đáng yêu ốm liệt giường và xe thầy thuốc ngày nào cũng đến đỗ trước cửa.
Bác gác cổng gái nói:
- Họ chả giữ được cô bé đâu. Ông giời chí nhân rất sáng suốt khi định bắt ai về chầu!
Thế nhưng họ vẫn giữ được và cô bé thoát khỏi những sự đe doạ của lời bói toán. Khi cô đang an dưỡng Gioóc vẽ tranh và gửi cho cô mua vui. Một hôm chú vẽ lâu đài của Sa hoàng, điện Kremlanh cổ kính, với những ngọn tháp nóc tròn, trông như những quả bí khổng lồ vàng rực dưới ánh mặt trời. Ít ra chúng cũng giống như thế trong bức tranh của Gioóc. Cô bé Êmily xem thích lắm. Thế là Gioóc lại vẽ cho cô xem một loạt tranh mới, toàn nhà là nhà, vì chú tự nghĩ rằng cô bé sẽ vui tươi tưởng tượng đến vô khối những vật xinh đẹp có thể có ở đằng sau những cửa lớn và cửa sổ trong tranh.
Chú vẽ một ngôi chùa Trung Quốc có mười sáu tầng, tầng nào cũng có chuông. Chú vẽ hai ngôi đền Hy Lạp, có cột đá cẩm thạch thanh nhã, tứ phía đều có bậc thang. Chú vẽ lại một nhà thờ Nauy mà nhìn tranh cũng thấy rõ là làm bằng gỗ, các bộ phận đều được chạm trổ với một nghệ thuật lạ kỳ.
Nhưng cái tranh đẹp nhất là cái mà chú gọi là lâu đài của cô Êmily, vì chú cho rằng cô phải được sống trong một toà nhà như thế. Chính chú nghĩ ra kiểu toà nhà. Chú đã tập hợp vào đấy tất cả những gì chú cho là đẹp nhất trong các lâu đài kia. Trong đó có những chiếc dầm chạm trổ như ở đền đài Hy Lạp, rồi tầng lầu nào cũng có chuông như ở những ngôi chùa Trung Quốc, cuối cùng trên mái có chụp những vòm óng ánh vàng như mái điện Kremlanh của các Sa hoàng. Đó thật là một lâu đài trong những chuyện thần tiên.
Dưới từng cửa sổ Gioóc đã ghi rõ buồng ấy, phòng ấy dùng làm gì. Ví dụ: “Đây, Êmily ngủ. Chỗ này, cô học nhảy. Đây, cô chơi. Chỗ này tiếp khách v.v…” Nhìn vào tòa lâu đài kỳ lạ ấy thật là thích thú nên mọi người ngắm mãi không chán. Quan Đại tướng khen:
- Thật là tuyệt!
Vị bá tước già, vì lúc ấy cũng có mặt một vị bá tước già dòng dõi còn quý phái hơn cả quan Đại tướng, cũng có một tòa lâu đài. Vị bá tước ấy không nói gì cả. Ngài được nghe kể rằng toà lâu đài ấy do một chú bé con trai người gác cổng tưởng tượng mà vẽ ra. Chú ta còn bé, bé lắm. Nhưng không, nói thế thì cũng quá vì chú đã được làm lễ ban thánh thể rồi. Vị bá tước già, sau khi xem những bức tranh ấy, đã có chủ định, nhưng còn giữ kín.
Đúng vào một buổi sáng giời xấu, xám xịt và ẩm ướt, thì ngày đẹp đẽ nhất, ngày xán lạn nhất của Gioóc bắt đầu. Giáo sư viện Hàn lâm gọi chú và bảo:
- Cậu bạn bé nhỏ của ta ơi, hãy nghe ta bảo. Thượng đế đã sinh phúc cho chú có tài lại còn run rủi cho cậu gặp những người nhân đức. Vị bá tước già ở góc phố gần đây đã nói với ta về cậu. Ta đã xem tranh cậu vẽ, chúng mình không cần bàn luận dài dòng. Có nhiều chỗ cần phải sửa lắm. Nhưng ngay từ hôm nay trở đi, cậu có thể đến chỗ ta học vẽ mỗi tuần hai lần để lần sau cậu có thể vẽ khá hơn. Ta nghĩ rằng có lẽ cậu thiên về kiến trúc hơn là hội hoạ. Rồi cậu cũng còn đủ thì giờ suy nghĩ và lựa chọn. Bây giờ thì hãy đến gặp vị bá tước già và cảm ơn Thượng đế đã run rủi cho cậu gặp được ông ta trên đường đời.
Toà nhà của vị bá tước ở góc phố đằng kia thật là to và đẹp. Xung quanh cửa sổ có chạm hình voi, lạc đà, kỳ lân, tác phẩm của thời cổ. Tuy nhiên vị bá tước thích tất cả những tác phẩm đương thời, mặc dù những người sáng tạo ra chúng là người ở trên gác, ở dưới hầm hay ở sát mái nhà. Bác gác cổng gái nói:
- Tôi cho rằng những dòng dõi càng cao quý bao nhiêu thì càng ít kiêu kỳ bấy nhiêu. Hãy xem cụ bá tước già ấy, sao mà cụ ấy giản dị và hoà nhã thế! Cụ ấy nói chuyện cứ như ông và tôi vậy. Quan Đại tướng và ngay cả phu nhân cũng không được như thế. Vì thế hôm qua thằng Gioóc mừng quýnh lên vì sự tiếp đãi của cụ bá tước. Hôm nay vừa được gặp cụ lớn, tôi cũng thấy như thế. Cũng may mà chúng mình không gửi thằng Gioóc đi học thợ, Cụ bá tước đã bảo tôi là nó có năng khiếu đấy!
Ông bố nói: - Đúng đấy, nhưng phải có người giúp thì nó mới làm nên được.
- Người ta sẽ giúp, cụ bá tước đã hứa chắc chắn với tôi như thế
Ông bố bảo: - Chắc có lẽ cũng có lời của quan Đại tướng. Chúng mình phải sang cám ơn ngài mới được.
Bác gác cổng gái lại nói: - Ừ mà phải đấy. Nhưng dẫu sao tôi cũng không hề tin rằng nhờ ông ấy mà chúng mình có diễm phúc này. Tôi sẽ cám ơn Thượng đế và cũng sẽ cầu nguyện cho cô bé Êmily chóng bình phục.
Quả nhiên cô bé Êmily đã khỏi hẳn. Cô lớn lên và đẹp ra. Về phía mình, Gioóc cũng tiến bộ rất nhanh. Tại viện Hàn lâm, chú giành được huy chương bạc, rồi huy chương vàng.
Bác gác cổng gái vừa nói vừa khóc:
- Dẫu sao cho nó đi học nghề còn hơn, có thế thì mới giữ được nó ở nhà. Nó đi La Mã làm gì chả biết được? Tôi sẽ không bao giờ được gặp nó nữa, thằng bé thân yêu ấy, ngay cả khi nó trở về đây. Nhưng chắc là nó chả muốn rời bỏ cái xứ mà người ta khen là đẹp lắm cơ đấy.
Ông bố nói: - Đó là vì hạnh phúc của nó, nó đi như thế có lợi cho sự nghiệp của nó hơn, bà ạ!
Bà mẹ đáp: - Ông an ủi tôi, tôi xin cảm ơn, nhưng bản thân ông cũng buồn chẳng kém gì tôi, ông ạ!
Thực ra cả hai vợ chồng đều rất buồn, vì đứa con trai sắp đi xa, dù rằng tất cả mọi người xung quanh đều bảo họ rằng thằng bé được đi như vậy là rất sung sướng và vinh dự. Gioóc từ biệt cha mẹ và cũng sang chào cả gia đình quan Đại tướng. Đại tướng phu nhân không ra vì bị nhức đầu ghê gớm. Còn quan Đại tướng vớ được dịp tốt, liền kể ngay giai thoại độc nhất của mình, kể những lời ngài đã nói với ông hoàng và ông hoàng trả lời: “Ông thật là người có một không hai.” Đến đây ngài chìa cho Gioóc bàn tay mềm nhũn và như không có sinh khí. Êmily cũng chìa bàn tay bé nhỏ cho Gioóc hôn. Cô bé có vẻ hơi buồn nhưng chính Gioóc thì cảm thấy đau khổ thực sự.
Khi người ta làm việc thì thời gian trôi đi nhanh chóng. Ai cũng có thời gian như nhau, nhưng không phải ai cũng sử dụng thời gian tốt như nhau, mà cũng chẳng ai lợi dụng được thời gian như nhau cả. Cũng vì Gioóc lợi dụng được thời giờ nhiều nên chú thấy nó trôi qua nhanh chóng, trừ những lúc chú tưởng nhớ đến quê hương. Chú tự hỏi: “Chẳng biết những người ở nhà ra sao rồi, kể cả người nhà dưới lẫn người nhà trên.”
Chú nhận được nhiều thư và trong một lá thư thì có nhiều chuyện lắm, có những tin như ánh nắng nồng nàn sưởi ấm lòng ta, lại có những tin dìm ta vào bóng đêm dày đặc. Những tin này nằm trong lá thư báo cho Gioóc biết là ở nhà cha chú đã mất, còn mẹ chú đang ở góa một mình. Trong thư còn nói thêm: Êmily giống như một nàng tiên thường hay xuống bên người thiếu phụ đáng thương để an ủi và cô đã hết sức can thiệp đến nỗi người ta phải giao cho bà nhiệm vụ gác cổng.
Đại tướng phu nhân có một quyển nhật ký trong đó bà thường ghi những buổi hội họp, những buổi khiêu vũ mà bà đã đến dự, cả tên những khách đến thăm bà. Cuốn nhật ký quý giá ấy được minh hoạ bằng những tấm danh thiếp của các nhà ngoại giao và các vị tai to mặt lớn khác. Phu nhân lấy làm tự hào rằng cuốn nhật ký của mình ngày càng dày cộm mãi lên. Đó là niềm an ủi của ngài trong những cơn nhức đầu ghê gớm hay khi ngài mệt rũ ra sau một đêm khiêu vũ trong triều.
Đến ngày Êmily lần đầu tiên đi dự khiêu vũ trong cung. Tối hôm ấy Đại tướng phu nhân mặc quần áo màu đỏ nhạt viền đăng tan màu đen, theo kiểu Tây Ban Nha. Tiểu thư vận đồ trắng, hàng tuyn và sa mỏng nhẹ như mây. Trông nàng như là hiện thân của sự kiều diễm. Những dải lụa xanh như những cây lau mềm mại lẩn vào những búp tóc vàng của nàng, trên đó quấn một vòng hoa khô tôn màu trắng. Với cặp mắt sáng ngời tuổi xuân và cái miệng hồng xinh xinh, nàng giống như một tiên nữ trẻ đẹp nhất trong trí tưởng tượng của mọi người. Ba ông hoàng khiêu vũ với nàng, tất nhiên là phải lần lượt. Trong tám ngày liền, Đại tướng phu nhân không bị nhức đầu. Tiếp sau cuộc khiêu vũ đầu tiên ấy là nhiều cuộc khác, nhiều đến nỗi ảnh hưởng đến sức khỏe của Êmily.
Vừa may mùa hạ tới, nhờ đó nàng được nghỉ ngơi và hưởng không khí trong lành nơi thôn dã. Cả gia đình quan đại tướng đi nghỉ mát một thời gian tại lâu đài vị bá tước già. Nơi đó có một khu vườn đáng chú ý theo kiểu cổ. Hai bên lối đi, có hàng rào sửa thẳng tắp bằng kéo thành hình những bức tường, đây đó là những lỗ trông như những cửa sổ tròn. Có những cây hoàng dương và thuỷ tùng cắt thành hình những ngôi sao hay kim tự tháp. Nhiều tia nước phun ra từ những miệng hang dát đầy vỏ hầu vỏ hến. Tứ phía là những pho tượng có nét mặt đầy đặn xinh đẹp, quần áo sang trọng tạc bằng một loại đá cẩm thạch hiếm có. Tất cả các luống hoa đều có hình khác nhau: luống này hình con cá, luống này hình các gia huy hoặc các chữ đầu tên. Đó là phần vườn xếp đặt theo kiểu Pháp. Tiếp đó là một khóm rừng nhỏ xanh mát, những cây to và khỏe thả sức mọc. Rồi đến những đám cỏ dày, những bồn cỏ đi lên cứ như bước trên thảm. Đó là phần vườn xếp đặt theo kiểu Anh. Vị bá tước nói:
- Thưa các ngài, đây là thời cổ và thời kim cùng có mặt, đây ít ra cả hai thời cùng hoà hợp làm tôn giá trị của nhau lên. Trong hai năm nữa, sẽ đến lượt toà lâu đài biến đổi. Tôi sẽ tiêu biểu đồ án với các ngài và cũng sẽ giới thiệu ông kiến trúc sư với các ngài. Ông ta sẽ dự bữa cơm tối với chúng ta.
Quan Đại tướng nói: - Thật là tuyệt!
Đại tướng phu nhân lại nói: - Toà dinh thự này thật là chốn thiên đường. Đằng kia ngài lại còn cả một vọng lâu thời cổ.
Bá tước nói: - Tôi sẽ dùng nó làm nơi nuôi gà vịt, mà cũng chỉ có dùng vào việc ấy được thôi. Chim cu làm tổ trên các ngọn tháp, gà tây ở trong buồng lớn gác thứ nhất, còn tầng dưới thì do mụ Lidet trị vì. Chính mụ cai quản đám gà mái ở phía tay phải và đám gà giò ở bên trái. Ở đấy đàn vịt cũng có một chỗ ở thông ra ao.
Quan Đại tướng nhắc lại: - Thật là tuyệt!
Họ lại tiếp tục đi thăm cái đám dân cư thú vị ấy. Bà lão Lidet đang đứng chỉ huy. Bên cạnh là Gioóc, nhà kiến trúc sư. Từ bao năm nay, đây là lần đầu tiên anh và Êmily gặp nhau. Họ lại trông thấy nhau trong cái vọng lâu này bây giờ chỉ còn là chỗ nuôi gà vịt.
Anh đứng đấy và quả thật, là một đấng tu mi nam tử với khuôn mặt cởi mở, kiên nghị, với bộ tóc đen bóng. Anh đáng để cho người ta ngắm nghía. Trên môi anh nở một nụ cười tự hào như bảo rằng: “Đằng sau tay này này, tôi có một bộ óc tinh thông thấu hiểu tâm can các ngài.”
Bà lão Lidet đã tụt guốc ra để tỏ lòng tôn kính các vị khách quý phái. Bà chỉ đi bít tất thôi và cho như thế là nhã. Gà mái kêu cúc cúc, gà trống gáy cúc cù cu. Lũ vịt lạch bạch vừa lảng ra vừa kêu cạc cạc.
Còn thái độ người thiếu nữ kiều diễm tình cờ gặp lại người bạn thuở nhỏ ra sao? Đôi má thường ngày nhợt nhạt ửng đỏ hẳn lên. Đôi mắt to của nàng mở rộng hơn. Đôi môi động đậy, nhưng chẳng nói được một lời. Thật là một sự hậu đãi đối với một chàng trai trẻ khi thấy một thiếu nữ không phải là họ hàng và cũng chưa khiêu vũ với mình bao giờ mà lại đối xử với mình như vậy. Bá tước cầm tay chàng thanh niên và giới thiệu với khách. Ông nói:
- Đây chẳng phải là người xa lạ với các ngài, chính là anh bạn trẻ Gioóc của chúng ta.
Đại tướng phu nhân nghiêng mình với một vẻ hào hiệp của người bề trên. Êmily suýt nữa chà tay cho Gioóc nhưng lại thôi. Đại tướng bảo:
- Đúng là ngài Gioóc trẻ tuổi của chúng ta! Thế ra chúng ta là những người cố tri cả. Thật là tuyệt!
Đại tướng phu nhân nói: - Chắc anh gần thành người Ý và nói tiếng Ý như người sinh ở La Mã ấy nhỉ?
Đại tướng ngắt lời: - Phu nhân ta không nói được nhưng hát được tiếng Ý đấy.
Một lát sau Gioóc được ngồi vào bàn ăn phía bên phải Êmily. Anh nói, kể chuyện và kể rất hay. Anh tả một vài thứ tuyệt diệu mà anh đã được xem. Trong bữa ăn, với sự giúp đỡ của vị bá tước già anh đã mang sự hiểu biết của mình làm náo nhiệt cả bữa tiệc. Êmily im lặng, nàng vui lòng ngồi nghe, nhưng đôi mắt sáng long lanh hơn cả kim cương.
Dưới hàng hiên nàng và Gioóc đứng cạnh nhau giữa đám hoa. Họ dạo chơi dọc theo một dãy cây hồng. Gioóc nói:
- Tôi hết sức cảm ơn cô về lòng hảo tâm của cô đối với bà mẹ già của tôi. Tôi biết là cô đã ở bên bà mẹ tôi cái đêm cha tôi chết và cô chỉ rời sau khi cha tôi đã vĩnh viễn nhắm mắt. Một lần nữa, xin cảm ơn cô nhiều lắm.
Gặp cơ hội thuận tiện, anh cầm tay người thiếu nữ và trân trọng đặt lên một chiếc hôn. Êmily đỏ bừng mặt, xiết chặt tay anh, nhìn anh bằng đôi mắt xanh thẳm, xinh đẹp và nói:
- Mẹ anh có một tâm hồn rất đang quý. Bà yêu con trai biết bao! Tất cả những lá thư của anh bà đều nhờ tôi đọc cho bà nghe. Do đó tôi vẫn biết tin anh. Vả lại, khi tôi còn bé anh đã chẳng đối xử rất tốt với tôi đó sao? Anh đã cho tôi nhiều tranh vẽ…
- Mà cô đã xé đi…- Gioóc nói.
- Bức tranh anh vẽ cái lâu đài của tôi thì không.
- Chính giờ đây là lúc tôi muốn xây nó lên.
Anh nói với một vẻ nồng nhiệt làm cho người ta có thể đoán rằng anh có đủ tài sức để xây dựng được một toà lâu đài tuyệt diệu biết nhường nào cho người thiếu nữ.
Lúc đó trong phòng khách Đại tướng và phu nhân bàn tán với nhau về anh con trai người gác cổng cũ của họ. Họ nhận xét với nhau rằng sao mà anh ta khéo học được cách cử xử đúng kiểu một người lịch sự thế, sao mà anh ta ăn nói có duyên thế và những điều anh ta nói thú vị biết chừng nào! Đại tướng phu nhân kết luận:
- Thật là một người trí thức!
Trong những ngày đẹp trời mùa hạ, ông Gioóc (giờ người ta gọi anh như thế) luôn luôn đến lâu đài bá tước. Khi người ta đợi mà anh không đến, mọi người cảm thấy thiết niềm vui anh vẫn thường mang tới khi anh đến chơi. Một hôm Êmily bảo anh:
- Thượng đế đã phú cho anh biết bao nhiêu tài hơn người khác. Anh có nhớ ơn người không?
Lúc ấy Gioóc cảm thấy vẻ vang và sung sướng hơn cả cái hôm nhận huy chương vàng.
Hạ qua, đông tới, người ta tiếp tục bàn tán về Gioóc. Anh rất được coi trọng trong xã hội. Người ta sẵn lòng nhận anh vào những câu lạc bộ cao quý nhất. Quan Đại tướng cũng đã gặp anh một lần tại một cuộc khiêu vũ trong cung. Đại tướng phu nhân mở một ngày hội mừng cô Êmily. Ngài hỏi phu quân:
- Mời ông Gioóc liệu có giảm giá trị của chúng mình đi không?
- Người mà nhà vua khoản đãi thì Đại tướng rất có thể đón tiếp được lắm chứ?- Ông ta vừa trả lời vừa xoay người một vòng một cách rất duyên dáng.
Thế là ông Gioóc nhận được giấy mời và đến dự hội công hầu bá tước đều có mặt. Người này nhảy khéo hơn người kia một tí, nhưng đây chỉ là điều khác nhau duy nhất giữa khách khứa với nhau mà thôi. Êmily chỉ nhảy một điệu khiêu vũ với bốn người đầu tiên thôi. Nàng trượt chân một cái, chẳng có gì là nguy hiểm, nhưng vì thế nàng thôi không nhảy nữa. Nàng ngồi nhìn tất cả đám người lịch sự ấy quay tròn, nhảy nhót. Kiến trúc sư ngồi bên nàng. Đại tướng trông thấy, khi đi ngang, ngài bảo chàng:
- Tôi tin rằng nếu có thể được thì anh sẵn lòng tặng nó cái kiệt tác của ngành kiến trúc: pháp đình Xanh Pie ở Cổ La mã!- Và ngài mỉm cười, nom cứ như ông Thiện vậy.
Vài hôm sau ngài đón tiếp ông Gioóc cũng vẫn với nụ cười cởi mở ấy. Ngài tự nhủ: “Chắc hẳn anh chàng đến cảm ơn mình đã mời anh ta dự hội, chứ chẳng còn duyên cơ nào khác nữa.”
Nhưng anh chàng còn có duyên cơ khác. Gioóc nói lên những lời bất ngờ, phi thường và điên cuồng. Đại tướng không thể nào ngờ đến như vậy. Nằm mơ cũng không đến nỗi như thế. Đại tướng không hết kinh ngạc kêu lên:
- Thật là không thể tưởng tượng được!
Thực tế, Gioóc đến xin cưới Êmily. Đại tướng tím mặt lại, nói tiếp:
- Anh nói gì thế? Tôi không thể hiểu anh được, thật không thể hiểu được. Anh muốn…Nhưng, thưa ngài, tôi không quen biết ngài. Ai đã mớm cho anh dám to gan toan chui vào gia đình tôi? Tôi đã làm gì đến nỗi phải nhục đến như thế?
Thẳng đuỗn như khúc gỗ, ngài đi giật lùi vào phòng ngủ và bỏ mặc ông Gioóc một mình. Chàng ta đứng đợi vài phút xem Đại tướng có ra không để cáo từ ra về. Êmily đứng đợi ngoài hành lang, hỏi anh bằng một giọng run run:
- Ba em bảo thế nào, hở anh?
Gioóc nắm chặt tay nàng:
- Ba em không để cho anh kịp tiêu biểu. Nhưng chúng mình đừng thất vọng. Rồi cũng sẽ có cơ hội tốt.
Đôi mắt người thiếu nữ đẫm lệ, còn chàng trai thì ngời lên vẻ tự tin và quả cảm. Ánh nắng xuyên qua mây, bao trùm lấy họ, dường như đem đến cho họ sự phù hộ của Thượng đế.
Đại tướng ngồi trong phòng, chưa trấn tĩnh lại được sau một cơn xúc cảm như vậy. Ngài run lên vì tức giận và phẫn nộ. Cơn tức giận của ngài sục sôi trong lòng, rồi toát ra ngoài thành những tiếng kêu la tức tối:
- Điên rồ thật! Con một thằng gác cổng! Ôi, loạn thật! Có ai thấy thế bao giờ không?
Non một giờ sau, đến lượt Đại tướng phu nhân được biết sự táo gan phi thường của Gioóc. Ngài gọi Êmily đến nói riêng với nàng:
- Con gái đáng thương của mẹ! Ta hiểu rõ nỗi đau khổ của con. Nó dám làm nhục con đến thế! Dám phạm đến danh giá nhà ta đến thế! Thật là ghê tởm! Con khóc là phải lắm, vả lại nước mắt tuôn rơi lại hợp với khuôn mặt con, chưa bao giờ con gái của mẹ lại đẹp hơn thế này, con giống hệt như mẹ dạo sắp cưới. Cứ khóc, khóc nữa đi, con gái yêu quý của mẹ, khóc như thế là tốt đấy.
Êmily đáp: - Vâng, con sẽ khóc suốt đời nếu ba mẹ không ưng thuận.
- Trời, con gái mẹ nói gì thế? - Đại tướng phu nhân kêu lên - Con mất trí rồi hay sao? Trời đất đảo lộn rồi ư? Ôi! Ta cảm thấy sắp bị một cơn nhức đầu chưa từng thấy bao giờ. Nhà ta thật là vô phúc. Êmily, đừng bắt mẹ con phải chết vì buồn phiền.
Đến đấy, nước mắt phu nhân đã ròng ròng vì chưa bao giờ phu nhân dám nghĩ đến chuyện chết.
Tờ báo hàng ngày đăng tin: Ông Gioóc được phong giáo sư viện hàn lâm Mỹ thuật. Hai vợ chồng người gác cổng mới sống trong căn nhà hầm, xưa kia cha mẹ Gioóc đã từng ở, và được biết rằng Gioóc đã sinh trưởng ở nơi đó, bảo nhau:
- Tiếc thay cho cha mẹ ông ta không còn sống nữa mà đọc tờ báo ngày hôm nay. Phen này ông ta sẽ phải đóng thuế nhiều đấy. Con nhà nghèo mà phải đóng như thế có nhiều không?
- Mười tám đồng tiền vàng một năm, phải, cũng nhiều đấy.
- Tôi không nói đến chuyện tiền, mà nói đến chuyện ông ta được nhậm chức kia, thật là vinh hiển cho một người xuất thân như ông ta. Còn về tiền thì đối với ông ta vài chục đồng vàng chẳng khó gì. Ông ta muốn kiếm bao nhiêu mà chẳng được và thế nào ông ta chẳng kiếm được cô vợ giàu. Này, bao giờ ta có đứa con trai thì phải cho nó làm kiến trúc sư hay là giáo sư mới được
Dưới nhà hầm người ta khen Gioóc thì trên gác người ta cũng ca tụng chàng. Vị bá tước già cũng khen chàng. Những bức tranh Gioóc vẽ hồi bé đã tạo cho ông một dịp để khen chàng. Mà sao câu chuyện lại dẫn tới những bức tranh ấy nhỉ? Chả là người ta nói chuyện với nhau về nước Nga, về Mạc Tư Khoa, do đó người ta liên tưởng đến điện Kremlanh mà chú bé Gioóc xưa kia đã vẽ tặng cô Êmily. Bá tước bảo:
- Hồi ấy anh ta đã vẽ nhiều lắm và tôi còn đặc biệt nhớ đến một toà lâu đài mà anh ta đặt tên là lâu đài của Êmily. Đó là một người có tài, anh ta sẽ trở thành cố vấn trong triều, mà còn là cố vấn thân cận của nhà vua nữa. Biết đâu một ngày kia anh ta sẽ lại chẳng xây được tòa lâu đài sáng tạo từ hồi còn bé? Tại sao lại không nhỉ?- Nói vậy ông mỉm cười rồi ra về.
Đại tướng phu nhân lẩm bẩm: - Vui gì mà lạ thế chả biết được!
Đại tướng nghiêm nghị, lắc đầu. Ngài lên ngựa, ngồi một cách kiêu hãnh hơn bao giờ hết. Dờ hồn cho chú lính hầu, nếu không đi cách xa ngài một quãng cho đúng kiểu cách.
Đến ngày sinh nhật Êmily, nàng nhận được nhiều hoa, sách vở, thư từ và thiệp mừng. Đại tướng phu nhân hôn vào môi nàng. Đại tướng hôn vào trán nàng. Hai ngài rất quý con, việc đó bất tất phải nói đến. Đến chiều, khách khứa đến thăm toàn những người có quyền quý, có cả hai ông hoàng nữa. Người ta bàn đến chuyện khiêu vũ, chuyện trị an, chuyện xem hát, tình hình châu Âu, việc trong nước, những người có tên tuổi trong toàn quốc hiện nay, và cứ như thế, không tránh khỏi rơi vào câu chuyện chàng kiến trúc sư.
Một vị khách nói: - Hiện nay ông ta đã tự tạo cho mình một tiếng tăm lừng lẫy. Rồi đây ông ta có thể xây phòng riêng trong nhà một vị quyền quý nhất trong chúng ta đấy.
Một lát sau Đại tướng bảo vợ: - Một trong những nhà quyền quý nhất của chúng ta là ai thế nhỉ?
Phu nhân trả lời: - Tôi biết người ta muốn nói ai rồi. Nhưng tôi không muốn nói ra, mà cũng chẳng buồn nghĩ đến. Chúng ta tin là muôn sự tại trời cả, nếu xảy ra chuyện như thế trên đời này thì tôi cũng không còn ngạc nhiên với bất cứ chuyện gì cả.
Vị khách đã nói ra câu ấy biết rõ cái điều mình nói lắm. Ông ta biết rõ ân huệ của bề trên, nghĩa là ân huệ của triều đình mà hiển nhiên là càng ngày Gioóc càng được hưởng nhiều, rất có hiệu lực. Trời lại phù hộ chàng một cách rõ rệt trong tất cả mọi công việc. Nhưng ta hãy trở lại chuyện sinh nhật.
Buồng nàng Êmily sực nức hương thơm của những bó hoa do bạn bè tặng. Trên bàn đầy những quà biếu. Không có quà của Gioóc, mà anh có muốn tặng cũng không được. Tuy nhiên, anh vắng mặt cũng như có mặt. Cái gì trong nhà mà chẳng gợi lại hình ảnh chàng? Dưới cầu thang vẫn là cái ngăn Êmily đã trốn vào khi rèm cửa bốc cháy và Gioóc chạy đến dập tắt. Ngoài sân vẫn còn cây dạ hợp mà năm xưa hai đứa vẫn thường chơi đùa nhau dưới bóng. Đang mùa đông nên cành cây đây xương giá và băng tuyết nom như một cành san hô vĩ đại màu trắng đang sáng lấp lánh dưới ánh trăng, vẫn cái ánh trăng chưa thay đổi từ cái ngày đáng ghi nhớ mà Gioóc đã chia sẻ cái bánh ngọt với cô bé Êmily.
Nàng Êmily lấy ra một chiếc hộp xinh đẹp, nàng rút trong đó ra những bức vẽ cũ của Gioóc, toà lâu đài của các Sa hoàng, toà lâu đài của Êmily. Nàng ngắm nghía và biết bao suy nghĩ đến trong tâm tư. Nàng nhớ đến hôm trốn cha mẹ, nàng xuống bên cạnh bà gác cổng hiền lành đang hấp hối. Nàng ngồi cạnh, cầm tay bà và nghe những lời trối trăng của người mẹ đáng thương: “Trời …phù hộ… Gioóc.” Êmily thấy rằng ước nguyện của người đàn bà đáng quý ấy đã được thực hiện và Trời đã phù hộ con bà.
Các bạn đã thấy rõ là ông Gioóc cũng có đến dự hội đấy chứ.
Ngày hôm sau, đến lễ sinh nhật quan Đại tướng. Trên lịch, ngày sinh của Êmily và cha nàng sát cạnh nhau như thế đấy. Quà biếu lại đến tới tấp, trong đó có một chiếc yên ngựa tuyệt vời, hoàn mỹ, kiểu cách cực đẹp, vừa tiện dùng vừa sang trọng. Người ta chỉ có thể kể đến một ông hoàng mới có một chiếc yên đẹp như thế mà thôi. Ở đâu ra món lễ vật làm đại tướng vui thích đến thế? Chỉ có một mảnh giấy nhỏ buộc vào yên ngựa trên có viết hàng chữ: “Của một người mà Đại tướng không quen biết.”
Đại tướng tự hỏi: “Cái người mà ta không quen biết là ai thế nhỉ? Xem nào, cố nghĩ xem. Nhưng không, chẳng có ai mà ta lại không quen biết, ta quen tất cả mọi người, tất cả mọi người.”
Trong khi nói như thế, Đại tướng chỉ nghĩ đến phái thượng lưu mà đúng là ngài quen biết từ đứa trẻ con nằm trong nôi trở lên. Ngài lại tiếp: “À, ta đoán ra rồi, quà này là của vợ ta đây. Chắc bà ấy muốn đùa mình một bữa ra trò đây. Thật là tuyệt!”
Ít lâu sau, tại nhà ông hoàng có mở một dạ hội khiêu vũ lớn. Một người đeo mặt nạ và ăn mặc giả trang giáo sĩ có khăn trùm mặt, trên mũ có đính hoa dạ hợp đang nhảy với Pxysê- nàng Êmily. Đại tướng phu nhân hỏi:
- Ai thế?
Đại tướng trả lời: - Hoàng tử đấy! Tôi chắc là như vậy vì tôi đã nhận ra ngài qua thái độ trìu mến lúc ngài hạ cố bắt tay tôi.
Phu nhân có vẻ không tin. Quan Đại tướng không dễ dàng chịu để ai ngờ vực sự sáng suốt của mình, tiến đến gần người bận đồ giáo sĩ trùm mặt màu đen, cầm lấy tay người ấy và lấy ngón tay trỏ của mình vẽ lên hình huy chương của Hoàng gia. Người bận đồ giáo sĩ lắc đầu không nhận và nói:
- Danh hiệu của tôi là danh hiệu viết trên một thứ lễ vật mừng ngày sinh nhật ngài: một người mà ngài không quen biết.
Đại tướng lại nói: - Thế thì tôi biết ngài là ai rồi. Chính ngài đã gửi biếu tôi tấm yên ngựa.
Người bận đồ giáo sĩ không nói gì nữa và biến vào đám đông. Đại tướng phu nhân bảo:
- Êmily, cái người mặc đồ giáo sĩ màu đen nhảy với con là ai thế?
Pxysê trả lời: - Con không hỏi tên chàng ta.
- Vì cô đã biết rồi, đó là vị giáo sư chứ ai?
Đại tướng phu nhân nói tiếp với vị bá tước già:
- Người mà ông bảo trợ cũng có đây: Anh ta mặc một bộ đồ giáo sĩ trùm mặt màu đen có đính hoa dạ hợp trên mũ.
Bá tước trả lời: - Thưa quý bà rất kiều diễm, có thể là như vậy. Vả chăng nên biết rằng có một hoàng tử cũng ăn mặc như thế đấy.
Đại tướng nói: - Đúng, đúng đấy. Tôi đã nhận ra đúng là hoàng tử qua cái bắt tay trìu mến của ngài và chính ngài đã mừng tôi chiếc yên ngựa. Tôi phải đến mời ngài ngày mai lại nhà tôi xơi cơm mới được.
Bá tước nói: - Ngài đi mời đi, nếu là hoàng tử thì chắc chắn ngài sẽ nhận lời mời đấy.
- Nếu là anh chàng kia thì anh ta chẳng đến đâu. Vậy tôi có đi mời cũng chẳng có gì trở ngại cả.
Và Đại tướng tiến đến phía người bận đồ giáo sĩ màu đen, vừa lúc ấy đang nói chuyện với nhà vua. Đại tướng mời một cách hết sức cung kính. Ngài mỉm cười nghĩ rằng người ta sắp sửa được biết là ngài đoán đúng hay phu nhân đoán đúng. Người bận đồ giáo sĩ màu đen nhấc mặt nạ ra. Đó là Gioóc.
Chàng hỏi: - Bây giờ ngài có nhắc lại lời mời nữa hay không, thưa quan Đại tướng?
Đại tướng đứng thẳng mình, cao lên đến mười phân nữa. Ngài cứng người ra, lùi hai bước rồi lại tiến lên một bước như sắp sửa nhảy điệu Menuet. Mặt ngài chuyển sang một vẻ cực kỳ nghiêm trang và biểu lộ đến mức cao nhất mà một vị tướng có thể có. Cuối cùng ngài nói:
- Tôi không bao giờ nói hai lời cả. Thưa giáo sư, tôi đã mời ngài rồi.
Ngài nghiêng mình chào, mắt liếc nhà vua. Đức hoàng thượng đã nghe thấy hết và có vẻ hài lòng.
Thế là ngày hôm sau quan Đại tướng mở tiệc lớn. Nhưng khách chỉ có vị bá tước già và người được ông bảo trợ. Gioóc tự nhủ: “Thế là ta đã đặt được hòn đá đầu tiên.”
Thật vậy, hòn đá móng đã được đặt một cách rất long trọng và câu chuyện khó có thể dừng ở đấy được. Đại tướng bảo phu nhân:
- Chàng trai này thật khéo cư xử và ăn nói lỗi lạc đến thế là cùng.
Sự thực là Gioóc đã nổi bật trong bữa tiệc ấy và chàng nói nhiều điều thú vị đến nỗi quan Đại tướng bị lôi cuốn và vô tình nhiều lần ngắt lời chàng bằng những câu: “Thật là tuyệt!”
Quan Đại tướng kể chuyện bữa tiệc hôm ấy với một trong những bà có tài trí nhất trong triều và bà ta yêu cầu lần sau nếu giáo sư lại đến nhà ăn cơm thì Đại tướng sẽ mời bà ta cùng dự. Thế là lại phải mời giáo sư lần nữa và lần này Gioóc lại còn xuất sắc hơn lần trước. Bây giờ người ta mới biết là anh đánh được cờ - món chơi say mê của Đại tướng. Ngài tự nhủ:
- Đây không phải là con nhà hèn kém mà là con nhà có tài năng. Không ai có thể bắt mình bỏ các quan niệm ấy đi được. Sao mà nó lại sinh ra ở dưới hầm nhỉ? Mình không thể tự giải đáp được điều đó, nhưng dù sao cũng chẳng phải lỗi tại anh chàng.
Ngài giáo sư được nhà vua tiếp trong cung tất nhiên cũng có thể được nhận vào nhà Đại tướng. Việc đó chẳng có gì là đáng ngạc nhiên cả. Cả thành phố đều đồn rằng chẳng bao lâu ông ta sẽ đến ở hẳn đấy chứ chẳng chơi đâu. Nhưng trong nhà Đại tướng thì chẳng ai nói đến chuyện ấy cả.
Dẫu sao sự việc đã xảy ra đúng như lời đồn đại. Gioóc chịu ơn mưa móc, được làm cố vấn thân cận của nhà vua. Êmily trở thành cố vấn phu nhân. Từ triều đình đến thành phố chẳng ai thấy chuyện đó là chướng cả. Đại tướng bèn triết lý rằng:
- Cuộc đời lúc thì là bi kịch, lúc thì là hài kịch. Trong tấn bi kịch là là chết chóc, trong tấn hài kịch thì người ta lấy nhau.
Gioóc và Êmily sinh hạ được ba đứa con trai kháu khỉnh, khi những đứa trẻ đến nhà ông ngoại chơi và cưỡi trên ngựa gỗ thì ông cũng bắt chước chúng cưỡi lên một con ngựa gỗ, giả làm lính hầu, lính hầu của các quan cố vấn thân cận tí hon của nhà vua. Đại tướng phu nhân ngồi trên ghế xô pha nhìn chúng mỉm cười ngay cả khi ngài nhức đầu ghê gớm.
Gioóc đã hiển đạt như thế đó và với tài năng của anh, anh còn thăng tiến hơn nữa. Vả lại, như thế mới bõ công kể cho các bạn nghe chuyện con trai một người gác cổng.
Nhận xét
Đăng nhận xét