Thành phố kia bị quân địch bao vây. Chừng nào chưa đưa sáu trăm đồng tiền vàng thì chúng còn xiết chặt vòng vây. Trống nổi lên thông báo, ai có tiền mang ra nộp sẽ được làm thị trưởng thành phố.
Có hai bố con nhà kia đang ngồi câu cá. Quân địch tới bắt người con trai và đưa cho sáu trăm đồng tiền vàng.
Người cha đi và nộp tiền. Thành phố được giải tỏa. Quân thù kéo đi nơi khác. Bác đánh cá trở thành thị trưởng. Có tin loan báo, ai không gọi bác là "Ông thị trưởng" sẽ bị treo cổ.
Người con trai trốn được khỏi tay quân thù và chạy trốn vào khu rừng núi hiểm trở hoang vu. Núi bỗng tách ra, chàng bước vào một lâu đài đã bị hóa phép, mọi vật dụng như bàn ghế ghế dài ở đây toàn là màu đen. Bỗng có ba công chúa mặt trắng, ăn mặc toàn đồ đen bước tới, họ nói, chàng đừng có sợ, chàng có thể giải thoát cho họ. Chàng nói mình sẵn sàng nhưng không biết phải làm gì. Họ bảo, chàng không được nói chuyện với họ trong một năm và trong năm ấy cũng không được gặp mặt họ. Muốn gì chàng cứ nói, nếu được họ sẽ trả lời.
Được một thời gian thì chàng nói mình muốn về thăm cha. Họ nói, chàng có thể về thăm cha. Chàng nên thay quần áo và mang túi vàng đi theo. Tám ngày sau chàng phải có mặt ở đây. Chàng được đưa ra khỏi núi và trở về đông Ấn Độ. Chàng không tìm thấy cha ở trong túp lều ngày xưa. Chàng hỏi thăm mọi người xem bác đánh cá giờ ở đâu. Họ nói chàng không được gọi như thế nữa, bằng không chàng có thể bị treo cổ. Chàng tìm được nơi cha đang ở và nói:
- Bác đánh cá ơi, làm sao lại được sung sướng như thế này?
Người cha dặn:
- Con không được gọi thế nữa. Nếu các quan trong tòa thị chính nghe được, con có thể bị mang tới giá treo cổ!
Chàng không nghe lời dặn, cứ nói theo thói quen ngày xưa. Thế là chàng bị điệu ngay ra giá treo cổ. Tới đó chàng nói:
- Trời ơi, xin các quan cho tôi được về thăm túp lều của người đánh cá lần cuối.
Chàng được phép trở lại túp lều người đánh cá. Vào trong túp lều chàng lấy tạp dề bán cá mặc vào, rồi quay trở lại gặp các quan, chàng nói:
- Các quan nhìn xem, giờ có phải là con trai người đánh cá không? Tôi đã từng mặc nó để bán cá nuôi bố mẹ.
Mọi người nhận ra và xin lỗi chàng. Họ đưa chàng về tòa thị chính. Ở đây chàng kể cho mọi người nghe rằng chàng đi lạc vào trong rừng sâu, núi cao, núi tách ra và chàng bước vào một lâu đài đã bị hóa phép, mỗi thứ ở đó toàn màu đen. Bỗng có ba công chúa mặc toàn đồ đen bước tới, chỉ có mặt là trắng. Họ bảo chàng đừng sợ. Chàng có thể giải thoát cho họ. Nghe xong câu chuyện, bà mẹ bảo, cái đó báo hiệu điềm chẳng lành, con nên mang theo mấy cây nến và nhỏ mấy giọt nến đang chảy vào mặt họ.
Thời gian trôi đi nhanh chóng, hạn phải quay lại tới. Chàng trở lại lâu đài khi ba công chúa đang ngủ. Chàng nhỏ mấy giọt nến lên mặt họ. Cả ba người trở thành nửa trắng, nửa đen. Họ bật dậy và la:
- Đồ chó khốn kiếp, chúng ta sẽ trả thù! Chẳng có ai được sinh ra và mai sau sẽ chẳng có ai được sinh ra để giải thoát cho chúng ta. Chúng ta còn ba người anh trai đang bị xiềng bởi bảy cái. Các anh sẽ xé tan xác ngươi ra.
Bỗng có một tiếng thét vang khắp lâu đài. Chàng trai nhảy qua cửa sổ ra ngoài và bị gãy chân. Tòa lâu đài lún xuống sâu, núi khép lại. Không một ai biết tòa lâu đài ấy ở đâu nữa.
Có hai bố con nhà kia đang ngồi câu cá. Quân địch tới bắt người con trai và đưa cho sáu trăm đồng tiền vàng.
Người cha đi và nộp tiền. Thành phố được giải tỏa. Quân thù kéo đi nơi khác. Bác đánh cá trở thành thị trưởng. Có tin loan báo, ai không gọi bác là "Ông thị trưởng" sẽ bị treo cổ.
Người con trai trốn được khỏi tay quân thù và chạy trốn vào khu rừng núi hiểm trở hoang vu. Núi bỗng tách ra, chàng bước vào một lâu đài đã bị hóa phép, mọi vật dụng như bàn ghế ghế dài ở đây toàn là màu đen. Bỗng có ba công chúa mặt trắng, ăn mặc toàn đồ đen bước tới, họ nói, chàng đừng có sợ, chàng có thể giải thoát cho họ. Chàng nói mình sẵn sàng nhưng không biết phải làm gì. Họ bảo, chàng không được nói chuyện với họ trong một năm và trong năm ấy cũng không được gặp mặt họ. Muốn gì chàng cứ nói, nếu được họ sẽ trả lời.
Được một thời gian thì chàng nói mình muốn về thăm cha. Họ nói, chàng có thể về thăm cha. Chàng nên thay quần áo và mang túi vàng đi theo. Tám ngày sau chàng phải có mặt ở đây. Chàng được đưa ra khỏi núi và trở về đông Ấn Độ. Chàng không tìm thấy cha ở trong túp lều ngày xưa. Chàng hỏi thăm mọi người xem bác đánh cá giờ ở đâu. Họ nói chàng không được gọi như thế nữa, bằng không chàng có thể bị treo cổ. Chàng tìm được nơi cha đang ở và nói:
- Bác đánh cá ơi, làm sao lại được sung sướng như thế này?
Người cha dặn:
- Con không được gọi thế nữa. Nếu các quan trong tòa thị chính nghe được, con có thể bị mang tới giá treo cổ!
Chàng không nghe lời dặn, cứ nói theo thói quen ngày xưa. Thế là chàng bị điệu ngay ra giá treo cổ. Tới đó chàng nói:
- Trời ơi, xin các quan cho tôi được về thăm túp lều của người đánh cá lần cuối.
Chàng được phép trở lại túp lều người đánh cá. Vào trong túp lều chàng lấy tạp dề bán cá mặc vào, rồi quay trở lại gặp các quan, chàng nói:
- Các quan nhìn xem, giờ có phải là con trai người đánh cá không? Tôi đã từng mặc nó để bán cá nuôi bố mẹ.
Mọi người nhận ra và xin lỗi chàng. Họ đưa chàng về tòa thị chính. Ở đây chàng kể cho mọi người nghe rằng chàng đi lạc vào trong rừng sâu, núi cao, núi tách ra và chàng bước vào một lâu đài đã bị hóa phép, mỗi thứ ở đó toàn màu đen. Bỗng có ba công chúa mặc toàn đồ đen bước tới, chỉ có mặt là trắng. Họ bảo chàng đừng sợ. Chàng có thể giải thoát cho họ. Nghe xong câu chuyện, bà mẹ bảo, cái đó báo hiệu điềm chẳng lành, con nên mang theo mấy cây nến và nhỏ mấy giọt nến đang chảy vào mặt họ.
Thời gian trôi đi nhanh chóng, hạn phải quay lại tới. Chàng trở lại lâu đài khi ba công chúa đang ngủ. Chàng nhỏ mấy giọt nến lên mặt họ. Cả ba người trở thành nửa trắng, nửa đen. Họ bật dậy và la:
- Đồ chó khốn kiếp, chúng ta sẽ trả thù! Chẳng có ai được sinh ra và mai sau sẽ chẳng có ai được sinh ra để giải thoát cho chúng ta. Chúng ta còn ba người anh trai đang bị xiềng bởi bảy cái. Các anh sẽ xé tan xác ngươi ra.
Bỗng có một tiếng thét vang khắp lâu đài. Chàng trai nhảy qua cửa sổ ra ngoài và bị gãy chân. Tòa lâu đài lún xuống sâu, núi khép lại. Không một ai biết tòa lâu đài ấy ở đâu nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét