Ngày xưa ở làng Phan-xá thuộc Hà-tĩnh - một làng ngay sát nách con sông mà nước thủy triều vẫn lên xuống đều đều - có một người nghèo tên là Bu. Bu mới lọt lòng mẹ, người ta thấy dưới gan bàn chân có ba cái lông trắng, dấu hiệu của tài bơi lặn. Lớn lên quả nhiên ông lặn lội rất tài, có thể ở được lâu dưới nước. Không những có tài bơi lặn, Bu còn có một sức khỏe tuyệt trần. Bu đi học võ với một ông thầy. Thấy là người có tài lạ, thầy truyền cho mười tám ban võ nghệ và các môn nhâm cầm độn toán. Bu không có chí làm quan với triều đình, chỉ đi lang thang hết xứ Đông đến xứ Đoài, ở đâu ông cũng có rất nhiều bè bạn.
Cho đến năm năm mươi tuổi, Bu đã đi hầu khắp sông hồ, nghe được nhiều, thấy được rộng. Sau một thời kì lang bạt, Bu lại trở về quê hương. Lúc này ông đã để râu, một bộ râu rất đẹp. Người ta bảo nhau: "Râu như râu cố Bu". Ông bí mật chiêu mộ tráng sĩ, luyện tập võ nghệ, chia lương thực, có ý muốn lập nên một giang sơn riêng, lấy núi Hồng-lĩnh làm đồn trại. Nhờ có phép thuật và võ nghệ, ông hoạt động rất kín nhẹm. Lại nhờ có bè bạn ở các nơi làm tai mắt tay chân nên tuy ở trong núi sâu, Bu vẫn nắm được tình hình mọi nơi. Trong những năm mất mùa đói khát, mỗi lần có tin báo, Bu đem các tráng sĩ đến lấy thóc tiền của bọn trọc phú. Lấy xong, Bu đem chia cho tất cả những người nghèo khổ trong vùng. Bu làm rất kín đáo và chóng vánh, không giết chóc, không đốt phá, chỉ bắt buộc bọn chúng phải bỏ thóc bỏ tiền ra giúp mọi người. Cứ như thế, Bu đã cứu nguy cho không biết bao nhiêu thôn xóm đói khổ. Bọn nhà giàu sợ Bu mất mật, nhưng tất cả những người nghèo khổ coi Bu là vị cứu tinh. Quan quân tuy lùng bắt ráo riết nhưng chẳng kết quả gì. Đã hai lần chúng sắp tóm được Bu, nhưng một lần Bu nhảy xuống sông trốn thoát, một lần khác nhờ phép thuật của ông nên chúng mù tịt, chả còn tìm ra manh mối.
Một hôm, Bu bí mật về làng cũ thăm bà con họ mạc. Bọn hào lý đã đánh hơn thấy ông nên chúng cấp tốc đi báo huyện. Huyện sợ bắt không nổi nên vội vàng đi báo tỉnh. Biết Bu không phải là người tầm thường nên bọn quan tỉnh điểm ngay hai nghìn quân sĩ với hai con voi và hai lưới sắt đi suốt đêm về làng. Bấy giờ, vào khoảng canh năm, quân gia chia nhau vây bọc bốn phía trùng trùng điệp điệp. Bu đang ngủ. Mọi người sợ nguy đến ông nên vội đánh thức ông dạy bàn cách chạy trốn. Nhưng Bu khoát tay bảo họ: - "Cứ bình tâm! Ta sẽ có cách". Đoạn ông hỏi thăm tình hình ở mọi nơi. Người ta cho biết là ở xóm phía Nam có một đám ma đang chuẩn bị kèn trống ra đồng. Bu bèn hướng về phía Nam trèo lên một cây cao, đứng im trên đó để nghe ngóng. Vừa khi đám ma đi qua, Bu liền tụt xuống xen vào đám đông, lấy vạt áo che mặt, kỳ thực là che bộ râu, giả bộ khóc lu loa. Thấy có đám ma, bọn lính rẽ ra cho đi. Nhưng khi ra khỏi vòng vây, Bu đã chìa bộ râu, cười lớn, bảo chúng: "Tao là Bu đây! Chúng mày hãy nói với chủ tướng đừng có vây bọc mất công nữa".
Nghe nói thế, quan quân xô nhau đuổi theo, nhưng Bu đã nhảy ngay xuống sông. Bọn quan tỉnh sai lấy lưới sắt giăng chặn hai đầu xông lại và cho hai con voi xuống giẫm. Nhưng chúng chỉ làm việc mệt nhọc vô ích vì Bu vốn là tay giỏi lặn, lặn luôn một mạch hàng trăm dặm, nên đã biến mất từ lâu.
Một lần khác, Bu đi một mình. Nhân trời tối, ông vào nghỉ ở một làng nọ. Một người dân trong làng có giỗ khẩn khoản mời Bu đến ăn. Chưa xong bữa rượu thì quan quân đã kéo về rầm rộ vây kín tất cả các nẻo. Người ta đưa ông đến một cái hầm kín. Trước khi xuống hầm, Bu còn làm phép để đánh lừa quan quân. Bu sai múc một bát nước, đặt lên một chiếc đũa rồi niệm chú bước qua. Lần này bọn quan quân có đưa theo một thầy độn. Khi sục sạo các nhà không tìm thấy Bu, bọn tướng bảo thầy độn bấm xem thử thế nào. Thầy độn giở phép của mình ra nhưng hắn bị mắc lừa vì bát nước, chiếc đũa của Bu, nên sau khi bấm xong, hắn ngơ ngác trả lời rằng: - "Thằng giặc ấy đã đi qua một chiếc cầu tre bắc qua đầm trốn thoát mất rồi!". Bọn chúng tin lời, cho quân đi lùng sục các chỗ khác. Thế là một phen nữa, Bu lại thoát vòng nguy hiểm.
Một lần khác, Bu đang phát thóc cho dân một xóm gần bãi. Chia vừa xong thì quan quân đã bổ vây bốn mặt. Bu lại được mọi người dẫn đi trốn ở một nơi kín. Nhưg trước khi trốn, Bu cũng xin một mảnh chiếc trùm lên người làm phù phép, khiến cho thầy độn của quan quân một lần nữa lại bị lừa, bảo rằng ông đang trốn ở một bụi lác ngoài bãi. Quân quân nghe lời tất cả đổ xô ra bờ sông. Bu thừa dịp lại trốn đi vô sự.
Quan quân cứ mấy lần tưng hửng như thế, chả làm gì được Bu. Còn Bu thì hết đi vùng này sang vùng khác, đến đâu cũng bí mật giúp đỡ dân nghèo và được họ che chở. Về sau không rõ Bu đi đâu.
Ngày nay ở động Dang trên núi Hồng-lĩnh còn có dấu vết cột cờ, thành lũy và nền nhà, nền kho, tương truyền là đồn trại cũ của cố Bu.
Hết.🔯🔯🔯
KHẢO DỊ
Về tình tiết này, trong Thiên-lộc huyện phong thổ chí có một truyện tương tự, nhưng lại khác hẳn về kết cục:
Xưa có người tên là Trần Hồ làm nghề đánh cá, thường đậu thuyền ở ngã ba sông Hoàng. Một đêm nọ bỗng thấy một cặp trâu từ dưới nước lên bờ và húc nhau ở gần mũi thuyền. Ông bèn cầm gậy đánh đuổi, hai con trâu lặn xuống nước. Ông nhìn lại thấy có lông dính ở đầu gậy, liền nhặt lấy nhưng không nuốt như Cố Bu mà đeo vào nách. Từ đấy lặn xuống nước như đi trên đất liền, nhờ thế bắt được cá không biết bao nhiêu mà kể. Tiếng đồn ngày một rộng. Khi vua Lê Thánh Tông đi qua đấy, nghe tiếng ông, bèn gọi đến thử tài. Ông lặn ngược dòng vài dặm, bắt được một con cá lớn, bề ngang chín tấc, đem lên dâng vua. Sau đó, ông cho là còn bé, lại thả cá xuống sông, lặn xuôi dòng ba bốn dặm bắt được con cá thước tư. Vua khen ngợi. Lúc vua hỏi nguyện vọng, ông chỉ muốn được một khu đất riêng để phơi lưới. Vua bèn ban cho ông một nơi gần đó gọi là hồ Thám.
Về chỗ Bu che râu đi theo đám ma vượt khỏi vòng vây, có người kể: Bu bảo người ta bó chiếu lại như bó người chết, cất hai thủ hạ khiêng, một thủ hạ khác cầm đuốc đi trước, còn mình thì vác cuốc thuổng theo sau, làm thành một đám ma giả, rồi cứ thế tiến đến chỗ quân lính vây bọc, xin phép ra đồng chôn. Lính thấy có người chết, không cần căn vặn mà còn cho đi ngay, thế là mắc lừa Bu.
Về câu chuyện "qua cầu tre, nằm bãi lác", trong sự tích Cố Nghinh cũng có tình tiết tương tự. Cố Nghinh (tức Nguyễn Hữu Nghinh) quê ở Vạn-phúc-đông (Đức-thọ, Hà-tĩnh), là người cuối đời Lê, khi nhà Nguyễn lên không chịu đi thi. Gia Long nghe tin cố học giỏi cho sứ triệu ra làm quan, song cố nhất định không chịu. Về sau Minh Mạng sai Nguyễn Công Trứ đem quân đi bắt. Ai cũng lo thay cho cố, song cố vẫn điềm nhiên. Một lần quân đến vây bọc, cố lấy một chiếc chiếu lác bước qua chậu nước, rồi vào nằm trong nhà, đắp chiếu ấy lên. Nguyễn Công Trứ đến, bấm một quẻ độn, nói rằng: - "Nghinh đã chạy qua một con sông, hiện giờ còn trốn trong một bãi lác". Bèn cho quân vượt sông đi tìm. Ở bên này, Nghinh trốn thoát.
Cho đến năm năm mươi tuổi, Bu đã đi hầu khắp sông hồ, nghe được nhiều, thấy được rộng. Sau một thời kì lang bạt, Bu lại trở về quê hương. Lúc này ông đã để râu, một bộ râu rất đẹp. Người ta bảo nhau: "Râu như râu cố Bu". Ông bí mật chiêu mộ tráng sĩ, luyện tập võ nghệ, chia lương thực, có ý muốn lập nên một giang sơn riêng, lấy núi Hồng-lĩnh làm đồn trại. Nhờ có phép thuật và võ nghệ, ông hoạt động rất kín nhẹm. Lại nhờ có bè bạn ở các nơi làm tai mắt tay chân nên tuy ở trong núi sâu, Bu vẫn nắm được tình hình mọi nơi. Trong những năm mất mùa đói khát, mỗi lần có tin báo, Bu đem các tráng sĩ đến lấy thóc tiền của bọn trọc phú. Lấy xong, Bu đem chia cho tất cả những người nghèo khổ trong vùng. Bu làm rất kín đáo và chóng vánh, không giết chóc, không đốt phá, chỉ bắt buộc bọn chúng phải bỏ thóc bỏ tiền ra giúp mọi người. Cứ như thế, Bu đã cứu nguy cho không biết bao nhiêu thôn xóm đói khổ. Bọn nhà giàu sợ Bu mất mật, nhưng tất cả những người nghèo khổ coi Bu là vị cứu tinh. Quan quân tuy lùng bắt ráo riết nhưng chẳng kết quả gì. Đã hai lần chúng sắp tóm được Bu, nhưng một lần Bu nhảy xuống sông trốn thoát, một lần khác nhờ phép thuật của ông nên chúng mù tịt, chả còn tìm ra manh mối.
Một hôm, Bu bí mật về làng cũ thăm bà con họ mạc. Bọn hào lý đã đánh hơn thấy ông nên chúng cấp tốc đi báo huyện. Huyện sợ bắt không nổi nên vội vàng đi báo tỉnh. Biết Bu không phải là người tầm thường nên bọn quan tỉnh điểm ngay hai nghìn quân sĩ với hai con voi và hai lưới sắt đi suốt đêm về làng. Bấy giờ, vào khoảng canh năm, quân gia chia nhau vây bọc bốn phía trùng trùng điệp điệp. Bu đang ngủ. Mọi người sợ nguy đến ông nên vội đánh thức ông dạy bàn cách chạy trốn. Nhưng Bu khoát tay bảo họ: - "Cứ bình tâm! Ta sẽ có cách". Đoạn ông hỏi thăm tình hình ở mọi nơi. Người ta cho biết là ở xóm phía Nam có một đám ma đang chuẩn bị kèn trống ra đồng. Bu bèn hướng về phía Nam trèo lên một cây cao, đứng im trên đó để nghe ngóng. Vừa khi đám ma đi qua, Bu liền tụt xuống xen vào đám đông, lấy vạt áo che mặt, kỳ thực là che bộ râu, giả bộ khóc lu loa. Thấy có đám ma, bọn lính rẽ ra cho đi. Nhưng khi ra khỏi vòng vây, Bu đã chìa bộ râu, cười lớn, bảo chúng: "Tao là Bu đây! Chúng mày hãy nói với chủ tướng đừng có vây bọc mất công nữa".
Nghe nói thế, quan quân xô nhau đuổi theo, nhưng Bu đã nhảy ngay xuống sông. Bọn quan tỉnh sai lấy lưới sắt giăng chặn hai đầu xông lại và cho hai con voi xuống giẫm. Nhưng chúng chỉ làm việc mệt nhọc vô ích vì Bu vốn là tay giỏi lặn, lặn luôn một mạch hàng trăm dặm, nên đã biến mất từ lâu.
Một lần khác, Bu đi một mình. Nhân trời tối, ông vào nghỉ ở một làng nọ. Một người dân trong làng có giỗ khẩn khoản mời Bu đến ăn. Chưa xong bữa rượu thì quan quân đã kéo về rầm rộ vây kín tất cả các nẻo. Người ta đưa ông đến một cái hầm kín. Trước khi xuống hầm, Bu còn làm phép để đánh lừa quan quân. Bu sai múc một bát nước, đặt lên một chiếc đũa rồi niệm chú bước qua. Lần này bọn quan quân có đưa theo một thầy độn. Khi sục sạo các nhà không tìm thấy Bu, bọn tướng bảo thầy độn bấm xem thử thế nào. Thầy độn giở phép của mình ra nhưng hắn bị mắc lừa vì bát nước, chiếc đũa của Bu, nên sau khi bấm xong, hắn ngơ ngác trả lời rằng: - "Thằng giặc ấy đã đi qua một chiếc cầu tre bắc qua đầm trốn thoát mất rồi!". Bọn chúng tin lời, cho quân đi lùng sục các chỗ khác. Thế là một phen nữa, Bu lại thoát vòng nguy hiểm.
Một lần khác, Bu đang phát thóc cho dân một xóm gần bãi. Chia vừa xong thì quan quân đã bổ vây bốn mặt. Bu lại được mọi người dẫn đi trốn ở một nơi kín. Nhưg trước khi trốn, Bu cũng xin một mảnh chiếc trùm lên người làm phù phép, khiến cho thầy độn của quan quân một lần nữa lại bị lừa, bảo rằng ông đang trốn ở một bụi lác ngoài bãi. Quân quân nghe lời tất cả đổ xô ra bờ sông. Bu thừa dịp lại trốn đi vô sự.
Quan quân cứ mấy lần tưng hửng như thế, chả làm gì được Bu. Còn Bu thì hết đi vùng này sang vùng khác, đến đâu cũng bí mật giúp đỡ dân nghèo và được họ che chở. Về sau không rõ Bu đi đâu.
Ngày nay ở động Dang trên núi Hồng-lĩnh còn có dấu vết cột cờ, thành lũy và nền nhà, nền kho, tương truyền là đồn trại cũ của cố Bu.
Hết.🔯🔯🔯
KHẢO DỊ
Về tình tiết này, trong Thiên-lộc huyện phong thổ chí có một truyện tương tự, nhưng lại khác hẳn về kết cục:
Xưa có người tên là Trần Hồ làm nghề đánh cá, thường đậu thuyền ở ngã ba sông Hoàng. Một đêm nọ bỗng thấy một cặp trâu từ dưới nước lên bờ và húc nhau ở gần mũi thuyền. Ông bèn cầm gậy đánh đuổi, hai con trâu lặn xuống nước. Ông nhìn lại thấy có lông dính ở đầu gậy, liền nhặt lấy nhưng không nuốt như Cố Bu mà đeo vào nách. Từ đấy lặn xuống nước như đi trên đất liền, nhờ thế bắt được cá không biết bao nhiêu mà kể. Tiếng đồn ngày một rộng. Khi vua Lê Thánh Tông đi qua đấy, nghe tiếng ông, bèn gọi đến thử tài. Ông lặn ngược dòng vài dặm, bắt được một con cá lớn, bề ngang chín tấc, đem lên dâng vua. Sau đó, ông cho là còn bé, lại thả cá xuống sông, lặn xuôi dòng ba bốn dặm bắt được con cá thước tư. Vua khen ngợi. Lúc vua hỏi nguyện vọng, ông chỉ muốn được một khu đất riêng để phơi lưới. Vua bèn ban cho ông một nơi gần đó gọi là hồ Thám.
Về chỗ Bu che râu đi theo đám ma vượt khỏi vòng vây, có người kể: Bu bảo người ta bó chiếu lại như bó người chết, cất hai thủ hạ khiêng, một thủ hạ khác cầm đuốc đi trước, còn mình thì vác cuốc thuổng theo sau, làm thành một đám ma giả, rồi cứ thế tiến đến chỗ quân lính vây bọc, xin phép ra đồng chôn. Lính thấy có người chết, không cần căn vặn mà còn cho đi ngay, thế là mắc lừa Bu.
Về câu chuyện "qua cầu tre, nằm bãi lác", trong sự tích Cố Nghinh cũng có tình tiết tương tự. Cố Nghinh (tức Nguyễn Hữu Nghinh) quê ở Vạn-phúc-đông (Đức-thọ, Hà-tĩnh), là người cuối đời Lê, khi nhà Nguyễn lên không chịu đi thi. Gia Long nghe tin cố học giỏi cho sứ triệu ra làm quan, song cố nhất định không chịu. Về sau Minh Mạng sai Nguyễn Công Trứ đem quân đi bắt. Ai cũng lo thay cho cố, song cố vẫn điềm nhiên. Một lần quân đến vây bọc, cố lấy một chiếc chiếu lác bước qua chậu nước, rồi vào nằm trong nhà, đắp chiếu ấy lên. Nguyễn Công Trứ đến, bấm một quẻ độn, nói rằng: - "Nghinh đã chạy qua một con sông, hiện giờ còn trốn trong một bãi lác". Bèn cho quân vượt sông đi tìm. Ở bên này, Nghinh trốn thoát.
Nhận xét
Đăng nhận xét