Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng, chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là ''ăn ngọn cho gốc". Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực, bắt Người phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý, Người cơ hồ muốn chết rũ.
Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: ''Ăn ngọn cho gốc".
Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lúc lỉu chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhá nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng nó đành cứng họng không thể chối cãi vào đâu được.
Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là ''ăn gốc cho ngọn''. Phật bảo Người chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo Người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên hố ''ăn cả gốc lẫn ngọn". Lần này Quỷ nghĩ: - "Cho chúng mày muốn trồng gì thì trồng đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao". Nhưng Phật đã bàn và Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp nơi mọi chỗ.
Năm ấy lại một lần nữa Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết, từng gánh ngô đã gánh về chứa từng cót đầy ắp. Về phần Quỷ lại bị một vố cay chua, tức uất hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nó nghĩ: - "Thà không được gì cả còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình".
Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của Người ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu thì ít mà giá rất hời bèn nhận lời: - "Ồ! Bằng một chiếc áo cà sa có là bao nhiêu''. Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng che là đất của Quỷ, trong bóng che là của Người.
Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên trời đất trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi, lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa phải chạy ra biển Đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Đông.
Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó ngao, bạch xà, hắc hổ, v.v... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người, làm cho quân của Quỷ không tiến lên được.
Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Đối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ: máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.
Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp mọi nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó sợ hoảng hồn bỏ chạy.
Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân dịch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.
Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển Đông1. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại, hứa cho.
Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục cũ, trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mới hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Có câu tục ngữ:
Cành đa lá dứa treo kiêu (cao),
Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà.
Quỷ vào thì quỷ lại ra,
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm.
Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như khi có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp mọi nơi cho Quỷ khỏi quấy. Đàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có một mục đích gần như vậy.
Hết.🎭🎭🎭
KHẢO DỊ
Truyện này có phần tương tự với truyện Nông dân với Thành hoàng của người miền Đông Chiết-giang (Trung-quốc):
Ngày đó ở miếu Thành hoàng có hội hương khói, ai nấy cố biện lễ vật để cầu thần phù hộ. Thành hoàng sai một chú tiểu quỷ đi thám thính xem ai cúng nhiều cúng ít. Quỷ trở về cho Thành hoàng biết lễ vật linh đình nhất là của tên nhà giàu trong vùng, còn ít nhất là của một nông dân hay đi qua trước miếu. Thành hoàng nghe nói tức giận, bảo phán quan và tiểu quỷ làm cho lúa của anh nông dân kia "đầu bé đít to" cho bõ ghét.
Cụ già giữ miếu nghe được liền mách với anh nông dân. Anh chàng bèn đổi việc trồng lúa ra trồng khoai môn nên vụ thu hoạch này năm đó được rất nhiều. Phán quan và tiểu quỷ thấy thế về tâu lại cho Thành hoàng biết. Thành hoàng tức giận lắm, bàn kế bảo làm cho hoa màu của nó "đầu nhỏ bụng to đít bé". Anh nông dân lại được ông từ mách cho việc ấy, bèn nghĩ ra kế trồng ngô thay cho khoai môn. Năm đó, vụ ngô của anh trúng, làm cho cả Thành hoàng lẫn tiểu quỷ tức đến lộn ruột. Chúng lại bàn tính làm cho hoa màu "từ đầu đến đít đều to như nhau". Lần này anh nông dân lại trồng mía. Kết quả mía mọ tốt như một khu rừng làm cho Thành hoàng tức điên lên, nọc cổ phán quan và tiểu quỷ đánh năm mươi hèo. Phán quan và tiểu quỷ lại hiến kế "đầu to đít bé". Không ngờ anh nông dân lại trở lại trồng lúa. Vụ lúa năm ấy thắng lợi, anh chàng mới sắm sửa làm một ngôi nhà gạch.
Trong khi đó ở miếu, Thành hoàng luôn tay đánh dập phán quan và tiểu quỷ. Bọn này chờ chủ nguôi giận mới dâng một mẹo là thuật tàng hình đến nhà nó chờ khi lắp rầm, hễ thấy thợ lắp đằng này thì tháo đằng kia, lắp đằng kia thì tháo đằng này. Như thế nhà chả bao giờ làm xong, cơm gạo của nó sẽ bọn thợ mộc ăn hết. Thành hoàng bằng lòng sai đi.
Ở nhà anh nông dân, thợ mộc lắp rầm mãi không xong, gõ đầu này vào thì đầu kia bị phán quan và tiểu quỷ tháo ra. Tức mình bác phó mộc nói to: - "Gõ mạnh vào đầu phán quan1 ấy!" Phán quan nghe nói hoảng sợ dắt tiểu quỷ lủi một mạch.
Từ đó chúng không dám quấy nhiễu anh nông dân nữa2. Người Pháp có truyện Nông dân với quỷ:
Một anh nông dân bình thường nhưng làm việc giỏi, dũng cảm và có mưu trí. Một con quỷ mắt sáng bắt anh làm tá điền. Quỷ đòi "ăn phần ngọn" - Được!". Hai bên làm giao kèo. Mùa ấy anh ta trông toàn củ cải và thu hoạch củ bộn bề trong khi đó phần quỷ chỉ toàn lá. Quỷ bảo: - "Mày không thể chơi tao lần thứ hai. Năm tới tao ăn phần gốc". - "Được!". Anh lại vãi lúa mạch và làm cho phần của quỷ chỉ toàn lá rạ. - "Năm tới tao ăn cả gốc lẫn ngọn". "Được!" Lần này anh trông toàn đậu leo. Quỷ chỉ được rễ và đầy lá. Quỷ điên tiết, bảo: - "Cách chia thế này không thế kéo dài được. Phải quyết định ai làm chủ trại. Mai sáng mặt trời mọc hai ta gặp nhau ở cầu Quỷ" - Để làm gì?" - "Mỗi bên cưỡi lên một con vật rồi thử đoán của nhau xem là con vật gì. Nếu tao đoán đúng con của mày thì tao sẽ hưởng tất cả thu hoạch. Nếu mày đoán đúng con của tao thì mày sẽ làm chủ tất cả".
Sáng mai, anh nông dân thức vợ dậy sớm bảo cởi sơ mi bôi mật từ đỉnh đầu đến gót chân, rồi lăn đi lăn lại trên một cái giường lông mười lần, hai mươi lần, trông y như là một bù nhìn đầy lông, lại buộc một cái đuôi lừa ở mũi, rồi làm bộ thắng cương đi đến cầu của Quỷ, nấp trong lau sậy. Hai bên gặp nhau, anh nông dân đoán ra ngay con vật mà quỷ cưỡi là con lừa, còn về phía quỷ thì hắn nhìn mãi nhưng không thể biết được con vật mà anh nông dân cưỡi là con gì. Nó không đầu không đuôi, bốn chân lông ngỗng mà lại có đuôi ở mõm. Quỷ lắc đầu: - "Lạ quá! Thôi mày giữ lấy trại. Tao không muốn đặt chân lên cái xứ sở có những chuyện kỳ quặc nữa".
Truyện ngụ ngôn Con cáo và con gấu của người Nga cũng có những hình ảnh tương tự:
Cáo rủ gấu cày cấy làm chung ăn riêng. Cáo quy định "tao ăn gốc mày ăn ngọn". Vụ hạ năm ấy cáo trồng củ cải nên gấu chả được miếng gì, tức mình gấu đòi "lần này tao ăn gốc mày ăn ngọn". Nhưng gấu không ngờ vụ đông này là vụ lúa mạch, chung quy cũng lại thất bại nốt.
Đồng bào Tày cũng có một truyện giống với các truyện trên nhưng không có kết cục cây nêu:
Chạ thuê trâu của Ngọc Hoàng về cày, điều kiện của Ngọc Hoàng cũng là "ăn ngọn cho gốc"; mùa đầu tiên, bao nhiêu thu hoạch về tay Ngọc Hoàng. Lần sau, Chạ trồng khoai lang. Ngọc Hoàng bị hỏng ăn, thay đổi điều kiện là "ăn gốc cho ngọn". Chạ lại làm cho Ngọc Hoàng hỏng ăn bằng cách trồng lúa mạch. Đến khi điều kiện của Ngọc Hoàng là "ăn cả gốc lẫn ngọn". Chạ lại trồng ngô. Ngọc
Hoàng giận đòi lại trâu. Chạ mang lên trả, nhưng sau đó bắt trộm trâu xuống trần bằng cách kéo trâu đi giật lùi. Thành thử Ngọc Hoàng không tìm ra dấu vết để truy ra thủ phạm.
Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: ''Ăn ngọn cho gốc".
Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lúc lỉu chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhá nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng nó đành cứng họng không thể chối cãi vào đâu được.
Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là ''ăn gốc cho ngọn''. Phật bảo Người chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo Người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên hố ''ăn cả gốc lẫn ngọn". Lần này Quỷ nghĩ: - "Cho chúng mày muốn trồng gì thì trồng đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao". Nhưng Phật đã bàn và Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp nơi mọi chỗ.
Năm ấy lại một lần nữa Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết, từng gánh ngô đã gánh về chứa từng cót đầy ắp. Về phần Quỷ lại bị một vố cay chua, tức uất hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nó nghĩ: - "Thà không được gì cả còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình".
Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của Người ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu thì ít mà giá rất hời bèn nhận lời: - "Ồ! Bằng một chiếc áo cà sa có là bao nhiêu''. Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng che là đất của Quỷ, trong bóng che là của Người.
Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên trời đất trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi, lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa phải chạy ra biển Đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Đông.
Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó ngao, bạch xà, hắc hổ, v.v... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người, làm cho quân của Quỷ không tiến lên được.
Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Đối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ: máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.
Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp mọi nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó sợ hoảng hồn bỏ chạy.
Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân dịch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.
Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển Đông1. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại, hứa cho.
Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục cũ, trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mới hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Có câu tục ngữ:
Cành đa lá dứa treo kiêu (cao),
Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà.
Quỷ vào thì quỷ lại ra,
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm.
Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như khi có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp mọi nơi cho Quỷ khỏi quấy. Đàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có một mục đích gần như vậy.
Hết.🎭🎭🎭
KHẢO DỊ
Truyện này có phần tương tự với truyện Nông dân với Thành hoàng của người miền Đông Chiết-giang (Trung-quốc):
Ngày đó ở miếu Thành hoàng có hội hương khói, ai nấy cố biện lễ vật để cầu thần phù hộ. Thành hoàng sai một chú tiểu quỷ đi thám thính xem ai cúng nhiều cúng ít. Quỷ trở về cho Thành hoàng biết lễ vật linh đình nhất là của tên nhà giàu trong vùng, còn ít nhất là của một nông dân hay đi qua trước miếu. Thành hoàng nghe nói tức giận, bảo phán quan và tiểu quỷ làm cho lúa của anh nông dân kia "đầu bé đít to" cho bõ ghét.
Cụ già giữ miếu nghe được liền mách với anh nông dân. Anh chàng bèn đổi việc trồng lúa ra trồng khoai môn nên vụ thu hoạch này năm đó được rất nhiều. Phán quan và tiểu quỷ thấy thế về tâu lại cho Thành hoàng biết. Thành hoàng tức giận lắm, bàn kế bảo làm cho hoa màu của nó "đầu nhỏ bụng to đít bé". Anh nông dân lại được ông từ mách cho việc ấy, bèn nghĩ ra kế trồng ngô thay cho khoai môn. Năm đó, vụ ngô của anh trúng, làm cho cả Thành hoàng lẫn tiểu quỷ tức đến lộn ruột. Chúng lại bàn tính làm cho hoa màu "từ đầu đến đít đều to như nhau". Lần này anh nông dân lại trồng mía. Kết quả mía mọ tốt như một khu rừng làm cho Thành hoàng tức điên lên, nọc cổ phán quan và tiểu quỷ đánh năm mươi hèo. Phán quan và tiểu quỷ lại hiến kế "đầu to đít bé". Không ngờ anh nông dân lại trở lại trồng lúa. Vụ lúa năm ấy thắng lợi, anh chàng mới sắm sửa làm một ngôi nhà gạch.
Trong khi đó ở miếu, Thành hoàng luôn tay đánh dập phán quan và tiểu quỷ. Bọn này chờ chủ nguôi giận mới dâng một mẹo là thuật tàng hình đến nhà nó chờ khi lắp rầm, hễ thấy thợ lắp đằng này thì tháo đằng kia, lắp đằng kia thì tháo đằng này. Như thế nhà chả bao giờ làm xong, cơm gạo của nó sẽ bọn thợ mộc ăn hết. Thành hoàng bằng lòng sai đi.
Ở nhà anh nông dân, thợ mộc lắp rầm mãi không xong, gõ đầu này vào thì đầu kia bị phán quan và tiểu quỷ tháo ra. Tức mình bác phó mộc nói to: - "Gõ mạnh vào đầu phán quan1 ấy!" Phán quan nghe nói hoảng sợ dắt tiểu quỷ lủi một mạch.
Từ đó chúng không dám quấy nhiễu anh nông dân nữa2. Người Pháp có truyện Nông dân với quỷ:
Một anh nông dân bình thường nhưng làm việc giỏi, dũng cảm và có mưu trí. Một con quỷ mắt sáng bắt anh làm tá điền. Quỷ đòi "ăn phần ngọn" - Được!". Hai bên làm giao kèo. Mùa ấy anh ta trông toàn củ cải và thu hoạch củ bộn bề trong khi đó phần quỷ chỉ toàn lá. Quỷ bảo: - "Mày không thể chơi tao lần thứ hai. Năm tới tao ăn phần gốc". - "Được!". Anh lại vãi lúa mạch và làm cho phần của quỷ chỉ toàn lá rạ. - "Năm tới tao ăn cả gốc lẫn ngọn". "Được!" Lần này anh trông toàn đậu leo. Quỷ chỉ được rễ và đầy lá. Quỷ điên tiết, bảo: - "Cách chia thế này không thế kéo dài được. Phải quyết định ai làm chủ trại. Mai sáng mặt trời mọc hai ta gặp nhau ở cầu Quỷ" - Để làm gì?" - "Mỗi bên cưỡi lên một con vật rồi thử đoán của nhau xem là con vật gì. Nếu tao đoán đúng con của mày thì tao sẽ hưởng tất cả thu hoạch. Nếu mày đoán đúng con của tao thì mày sẽ làm chủ tất cả".
Sáng mai, anh nông dân thức vợ dậy sớm bảo cởi sơ mi bôi mật từ đỉnh đầu đến gót chân, rồi lăn đi lăn lại trên một cái giường lông mười lần, hai mươi lần, trông y như là một bù nhìn đầy lông, lại buộc một cái đuôi lừa ở mũi, rồi làm bộ thắng cương đi đến cầu của Quỷ, nấp trong lau sậy. Hai bên gặp nhau, anh nông dân đoán ra ngay con vật mà quỷ cưỡi là con lừa, còn về phía quỷ thì hắn nhìn mãi nhưng không thể biết được con vật mà anh nông dân cưỡi là con gì. Nó không đầu không đuôi, bốn chân lông ngỗng mà lại có đuôi ở mõm. Quỷ lắc đầu: - "Lạ quá! Thôi mày giữ lấy trại. Tao không muốn đặt chân lên cái xứ sở có những chuyện kỳ quặc nữa".
Truyện ngụ ngôn Con cáo và con gấu của người Nga cũng có những hình ảnh tương tự:
Cáo rủ gấu cày cấy làm chung ăn riêng. Cáo quy định "tao ăn gốc mày ăn ngọn". Vụ hạ năm ấy cáo trồng củ cải nên gấu chả được miếng gì, tức mình gấu đòi "lần này tao ăn gốc mày ăn ngọn". Nhưng gấu không ngờ vụ đông này là vụ lúa mạch, chung quy cũng lại thất bại nốt.
Đồng bào Tày cũng có một truyện giống với các truyện trên nhưng không có kết cục cây nêu:
Chạ thuê trâu của Ngọc Hoàng về cày, điều kiện của Ngọc Hoàng cũng là "ăn ngọn cho gốc"; mùa đầu tiên, bao nhiêu thu hoạch về tay Ngọc Hoàng. Lần sau, Chạ trồng khoai lang. Ngọc Hoàng bị hỏng ăn, thay đổi điều kiện là "ăn gốc cho ngọn". Chạ lại làm cho Ngọc Hoàng hỏng ăn bằng cách trồng lúa mạch. Đến khi điều kiện của Ngọc Hoàng là "ăn cả gốc lẫn ngọn". Chạ lại trồng ngô. Ngọc
Hoàng giận đòi lại trâu. Chạ mang lên trả, nhưng sau đó bắt trộm trâu xuống trần bằng cách kéo trâu đi giật lùi. Thành thử Ngọc Hoàng không tìm ra dấu vết để truy ra thủ phạm.
Nhận xét
Đăng nhận xét